Thứ Năm, 22/02/2024 15:22

Nhịp đập Thị trường 22/02: Nỗ lực hồi phục của VN-Index bất thành, chỉ số chìm trong sắc đỏ

Mặc dù nhiều lần lấy lại được sắc xanh trong phiên chiều, nhưng chỉ số đã thất bại trong việc bảo toàn thế cục. Kết phiên 22/02, VN-Index dừng ở mức 1,227.31, giảm 2.7 điểm so với phiên trước. Trong đó có 31 mã tăng trần, 388 mã tăng giá, 851 mã đứng giá, 327 mã giảm giá và 10 mã giảm sàn.

Thanh khoản thị trường nhìn chung vẫn thấp hơn so với phiên trước và trung bình 5 phiên, trên HOSE ghi nhận gần 16.8 ngàn tỷ đồng, thấp hơn mức 20.5 ngàn tỷ của phiên hôm trước.

Nhiều mã cổ phiếu nhóm ngân hàng vẫn chìm trong sắc đỏ như STB, MBB, ACB, VPB, VCB. Ngược dòng, cổ phiếu TCB bứt phá tăng ấn tượng lên hơn 3%; còn đà tăng của cổ phiếu SHB bị thu hẹp, tăng gần 1.7% so với mức quanh 2% của những giờ trước.

Ở phiên sáng, VND là ngôi sao sáng của nhóm chứng khoán với mức tăng nhẹ, nhưng giờ đây cũng giảm điểm. Các cổ phiếu như MBS, VCI, HCM, SHS, VIX đều giảm trên 1%.

MWG thuộc nhóm bán lẻ giảm hơn 1.7%.

Một số cổ phiếu phiếu xây dựng và bất động sản giảm điểm nổi bật như VCG, NVL, PDR, CEO, DXG, HUT và cổ phiếu VHM cũng quay đầu giảm điểm. Ngược lại, các cổ phiếu tăng nổi bật như PC1, LCG, VIC hay CII.

Trong khi đó, một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, DBCVNM ổn định được mức tăng giá của mình.

Các cổ phiếu như SBT, BMP, DBT, ASM thuộc nhóm sản xuất; hay VRE ở nhóm bất động sản; cặp cổ phiếu PVD, PVS thuộc nhóm khai khoáng; CTR ở nhóm công nghệ thông tin; và điển hình VTP ở nhóm vận tải đi ngược dòng tăng giá tích cực. Đáng chú ý, HNG duy trì mức trần cứng trong xuyên suốt phiên.

Về các cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số, bộ đôi thuộc họ Vingroup là VICVRE đang cùng nhau gồng gánh phần lớn chỉ số, sau cổ phiếu TCB. Ngược lại, áp lực ghì chỉ số từ VCB dần lớn hơn. Kết phiên, cổ phiếu VCB đóng góp giảm đến 2.3 điểm.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng gia tăng lực bán ròng, gần 873 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu bị bán nhiều nhất là HPG (gần 150 tỷ đồng), MSN (107 tỷ đồng), MWG (105 tỷ đồng). Ngược lại, DGC được mua ròng nhiều nhất, hơn 54 tỷ đồng; xếp sau là ASM (49 tỷ đồng) và IDC (33.7 tỷ đồng).

Phiên sáng: Nỗ lực hồi phục

Phiên sáng, nhìn chung VN-Index giằng co dữ dội. Dù rất nỗ lực đi lên trở lại kể từ lúc lui về mốc 1,226.22 điểm (-3.82 điểm) nhưng với lực bán chiếm áp đảo, chỉ số tạm nghỉ giữa phiên trong sắc đỏ. VN-Index dừng ở mức 1,229.52 điểm, giảm 0.52 điểm so với phiên trước, kèm theo thanh khoản chưa có nhiều cải thiện so với trung bình phiên trước.

Phần lớn các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đều giảm điểm. Các cổ phiếu như MSB, STB, HDB giảm hơn 1%; các cổ phiếu khác như EIB, VPB, MBB, ACB giảm nhẹ hơn. Đáng chú ý, cổ phiếu SHB ngược dòng ấn tượng, duy trì được sắc xanh, tăng 2.1%; xếp sau là VIBTCB.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán gần như chìm trong sắc đỏ, “le lói” cổ phiếu VND tăng nhẹ 0.22%.

Nhóm bất động sản và xây dựng vẫn rất nổi bật với sắc xanh gần như xuyên suốt phiên sáng ở các cổ phiếu như PC1, LCG, BCG, ITA, HQC, BCM, HHV, VCG, CII và cả bộ đôi thuộc nhóm Vingroup là VHMVIC.

Nhóm sản xuất lại xuất hiện nhiều ngôi sao. Đáng chú ý, cổ phiếu LSS tăng kịch trần không rõ lý do, còn cổ phiếu BMP cũng tăng gần 4.5%, kế đến là cổ phiếu SBT. Cổ phiếu vốn hóa lớn như VNMMSN ghi nhận mức tăng hơn 1%, trong khi cổ phiếu “quốc dân” HPG giảm 0.35%.

PVD, PVSAAH thuộc nhóm khai khoáng đang có phong độ tốt. Trong khi đó, ở nhóm vận tải – kho bãi phải kể đến VTP với mức tăng gần 5.4%.

Ở nhóm sản xuất nông nghiệp có HAG tăng nhẹ và HNG tăng hết biên độ.

Nhóm bán lẻ khá bi quan khi MWG giảm hơn 1%.

Ở top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số có VNM, MSN, SHB có mức đóng góp tăng tốt, đang cố gắng cân bằng lại mức giảm giá mạnh của VCB ở phía bên kia.

Nhóm các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 440 tỷ đồng trong phiên sáng, tập trung chủ yếu vào HPG, MSNMWG. Ngược lại, mua ròng nhiều nhất PVD, DGCLCG.

10h25: Giằng co

Thị trường sự giằng co dữ dội quanh mốc 1,230 điểm. Tính đến 10h15, VN-Index rơi vào vùng giảm giá, mất 0.65 điểm, về 1,229.44 điểm.

Thanh khoản thị trường hôm nay thấp hơn so với trung bình phiên hôm trước cũng như so với trung bình 5 phiên trước.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đang “đỏ nhiều hơn xanh”. Về mặt tăng giá, cổ phiếu SHB đang cho thấy sự nổi trội (+2%) và cổ phiếu VND (+0.2%). Ngược lại, các cổ phiếu như MSB, HDB, STB giảm khoảng trên dưới 1%.

Nhóm xây dựng và bất động sản nhìn chung tích cực hơn với nhiều cổ phiếu tăng giá ấn tượng như LCG, ITA gần 4%; cổ phiếu PC1, BCG, HQC tăng trên 2%.

Cổ phiếu PVD thuộc nhóm khai khác tăng hơn 4%, trong khi đó PVS cùng nhóm cũng tăng trên 1%. Đáng chú ý, cổ phiếu VTP thuộc nhóm vận tải kho bãi tăng hơn 5.5%.

Nhóm sản xuất nông nghiệp chứng kiến đà tăng giá hết biên độ của cổ phiếu HNG, cổ phiếu HAG cũng tăng gần 0.8%.

Ở top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số, VCB tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu, tạo áp lực đáng kể lên chỉ số, với mức đóng góp giảm gần 1.1 điểm; lớn hơn cả mức đóng góp tăng của 3 cổ phiếu GAS, SHBVHM cộng lại, trong khi đây là 3 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất lên chỉ số.

Mở cửa: Xanh nhẹ

Sau phiên rung lắc hôm qua, VN-Index mở cửa xanh nhẹ, tăng 0.6 điểm so với phiên trước lên 1,230.66 điểm. Trong đó, có 9 mã tăng trần, tăng giá 240 mã, đứng giá 1,203 mã, giảm giá 152 mã và có 4 mã giảm sàn.

Diễn biến thị trường tại thời điểm 9h23. Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, nhóm Large Cap, Mid Cap, Small Cap và Micro Cap xanh nhẹ.

Bộ đôi họ Vingroup gồm VICVHM là hai cổ phiếu có tác động tích cực nhất lên chỉ số, cổ phiếu GAS theo sau đang trợ thêm lực cho bộ đôi này. Ngược lại, VCB là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, vênh khá lớn so với các cổ phiếu còn lại trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 22/02/2024: Tâm lý thận trọng đang chi phối thị trường (21/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 22/02/2024: Bên mua vẫn chiếm thế chủ động (21/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 22/02/2024: Khối ngoại quay lại mua ròng mạnh (21/02/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 21/02: Lực mua trở lại, VN-Index hồi về gần tham chiếu (21/02/2024)

>   Vietstock Daily 21/02/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn (20/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 21/02/2024: Cung cầu cân bằng (20/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 21/02/2024: Tâm lý phân vân xuất hiện (20/02/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 20/02: Họ Vingroup bắt tay GVR, VCB đỡ thị trường (20/02/2024)

>   Vietstock Daily 20/02/2024: Đà tăng được ủng hộ (19/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 20/02/2024: Duy trì sự lạc quan (19/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật