Dịch vụ
Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán vào năm 2024?
Mặc dù tình trạng khủng hoảng kinh tế đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên lãi suất tiết kiệm vẫn đang “chìm sâu”. Trước bối cảnh này, liệu đầu tư chứng khoán có phải kênh tích lũy hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm không? Nhóm ngành nào thường có hiệu suất tốt hơn trong giai đoạn đầu hạ lãi suất? Cùng tìm hiểu gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán mới là kênh sinh lời hấp dẫn năm 2024.
Bối cảnh thị trường hiện tại
Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu hạ nhiệt, các chuyên gia phân tích cho rằng, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần vào thị trường chứng khoán.
Sau các rủi ro về hệ thống ngân hàng trên thế giới, thị trường dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trái ngược với quan điểm trước đó. Cụ thể, thị trường kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất nữa và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó với tình trạng suy thoái. Điều này khiến hoạt động gửi tiết kiệm vào ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Lãi suất và chứng khoán luôn có mối tương quan nghịch biến. Việc kỳ vọng lãi suất hạ nhiệt chính là chất xúc tác giúp chứng khoán phục hồi trong thời gian tới. Trước sự chênh lệch giữa tỷ số P/E và lãi suất tiền gửi, kênh đầu tư chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn. Lúc này, việc lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến thu nhập thị trường cũng như giảm chi phí cơ hội khi đầu tư vào chứng khoán.
So sánh thị trường chứng khoán và gửi tiết kiệm
Thống kê cho thấy, lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ ở mức 3.5-3.8%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng, thấp hơn nhiều so với mức trần 4.75%. Tương tự, các kỳ hạn 6-11 tháng chỉ đạt 4.8-5%/năm và trên 12 tháng cũng chỉ ở mức 5.2-5.5%/năm.
Nếu lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự kiến, lãi suất thực bình quân chỉ còn 0.5-1%/năm. So với mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6.5% định hướng đến 2024, kênh gửi tiết kiệm thực sự đã kém hấp dẫn.
Việc lãi suất tiền gửi giảm mạnh tạo cơ hội phát triển cho các kênh đầu tư khác, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Cụ thể, khi so sánh lãi suất 12 tháng với hệ số P/E, có thể thấy chứng khoán đang ở mức khá hấp dẫn.
Hiện hệ số P/E thị trường chứng khoán đang ở mức 13,86 lần, tuy tăng so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình năm trước và thấp hơn nhiều so với P/E của kênh gửi tiết kiệm (20 lần).
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn dường như bị định giá thấp. Khi lợi nhuận năm 2024 được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ, định giá chứng khoán sẽ càng hấp dẫn, tạo cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lợi nhuận lớn theo nguyên tắc “lãi suất kép”. Dự báo lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết năm 2024 có thể tăng 17%, chủ yếu đến từ các ngành thép, thủy sản, phân bón, bán lẻ...
Với tác động trễ của chính sách sau những lần giảm lãi suất điều hành và nhiều yếu tố kinh tế khác, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm thời gian tới.
Dựa vào bối cảnh thị trường, một số lời khuyên cho nhà đầu tư giai đoạn tới:
- Nên ưu tiên vào kênh đầu tư chứng khoán, đặc biệt nên phân bổ vốn vào những nhóm ngành có hiệu suất tốt trong giai đoạn đầu lãi suất hạ nhiệt như công nghệ, tài chính, công nghiệp, tiêu dùng thiết yếu và vật liệu xây dựng.
- Nếu lựa chọn gửi tiết kiệm, nên ưu tiên cho các kỳ hạn dài (>6 tháng) để được hưởng mức lãi suất cao nhất khi bối cảnh lãi suất hạ nhiệt vẫn kéo dài.
Kết luận
Mặt bằng lãi suất có thể còn giảm nữa. Đây là thời điểm thích hợp để chuyển dịch vốn sang đầu tư chứng khoán. Lúc này, các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng định giá cổ phiếu, thúc đẩy dòng tiền từ gửi ngân hàng chảy vào chứng khoán. Hãy tìm hiểu và tham gia đầu tư chứng khoán quốc tế để tận dụng triệt để cơ hội mới cho kênh đầu tư này.
FILI
|