Thứ Sáu, 12/01/2024 14:58

Xuất khẩu của Trung Quốc có năm giảm đầu tiên kể từ năm 2016

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận năm giảm đầu tiên kể từ năm 2016, khi nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt và giá cả suy yếu. Mất đi lực đẩy từ xuất khẩu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giảm tốc.

Trung Quốc bán 3.38 ngàn tỷ USD hàng hóa cho phần còn lại của thế giới trong năm 2023, giảm 4.6% so với mức kỷ lục của cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng mạnh trong thời dịch COVID-19 khi người dân đẩy mạnh mua hàng trong lúc bị kìm chân tại nhà. Tuy vậy, nhu cầu từ châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác nhanh chóng giảm nhiệt khi lãi suất ngày càng tăng.

Trong năm 2023, kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 5.5%. Như vậy, Trung Quốc thặng dư thương mại 823 tỷ USD trong năm ngoái.

Hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc đang đối mặt áp lực khi nhu cầu quốc tế suy giảm và căng thẳng địa chính trị càng khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản vẫn xoay vòng trong khủng hoảng và nỗi lo về giảm phát ngày càng tăng. Điều này thôi thúc nhiều chuyên gia kinh tế kêu gọi Chính phủ Trung Quốc kích thích thêm cho nền kinh tế.

Trong tháng 12/2023, chỉ số CPI Trung Quốc giảm 0.3%, giảm 3 tháng liên tiếp và là chuỗi dài nhất kể từ tháng 10/2009, theo thông báo từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc trong ngày 12/01. Tình trạng giảm phát kéo dài đang làm giảm giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và khiến hàng hóa của họ trở nên rẻ hơn với người tiêu dùng ở nước ngoài. Hồi tháng 10/2023, chỉ số giá xuất khẩu của nước này chạm mức thấp nhất kể từ năm 2006.

Dù ghi nhận kết quả ảm đam trong cả năm, nhưng xuất khẩu đã có tín hiệu tích cực hơn trong tháng cuối năm 2023.

Trong tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (tính bằng USD) tăng 2.3% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu tăng 0.2%. Như vậy, Trung Quốc vẫn thặng dư 75 tỷ USD trong tháng này.

Dữ liệu thương mại tích cực của tháng 12/2023 có thể đến từ việc so với mức nền thấp của tháng 12/2022, thời điểm kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh vì bùng phát dịch COVID-19.

Hiện cũng có một số tín hiệu hồi phục của hoạt động thương mại toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 5.1% trong tháng 12/2023 và doanh số chip bán dẫn toàn cầu tăng trưởng trở lại trong tháng 11/2023.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   IMF cảnh báo sự phân mảnh kinh tế có thể khiến GDP toàn cầu giảm 4,5% (12/01/2024)

>   Lạm phát Argentina vượt 211%, cao hơn cả Venezuela (12/01/2024)

>   Trung Quốc: Lạm phát tiêu dùng ghi nhận chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2009 (12/01/2024)

>   Số lượng tàu container qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez đã giảm 90% (12/01/2024)

>   Lạm phát Mỹ tăng tốc trở lại trong tháng 12, kỳ vọng Fed sớm giảm lãi suất tiêu tan? (11/01/2024)

>   Quan chức Fed: Vẫn còn quá sớm để kêu gọi cắt giảm lãi suất (11/01/2024)

>   Chờ đợi gì từ báo cáo CPI Mỹ tối nay? (11/01/2024)

>   Hai quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào than trong 10 năm tới? (11/01/2024)

>   ECB khẳng định sẽ hạ lãi suất khi lạm phát được giữ vững ở mức 2% (11/01/2024)

>   Năm 2024 sẽ bùng nổ làn sóng hạ lãi suất trên toàn cầu? (13/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật