Thứ Sáu, 19/01/2024 12:28

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/01: Chưa thoát khỏi tâm lý thận trọng

VN-IndexHNX-Index đồng loạt tăng nhẹ nhưng điểm trừ nằm ở yếu tố dòng tiền do vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng chứng tỏ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang diễn ra.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/01/2024, VN-Index bật tăng và vượt thành công qua ngưỡng Fibonancci Retracement 61.8% (tương đương vùng 1,160-1,170 điểm) đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window thể hiện tâm lý nhà đầu tư khác lạc quan.

Bên cạnh đó, chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên cho thấy triển vọng tích cực vẫn còn hiện diện.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong phiên sáng vẫn chưa có sự gia tăng thật sự rõ ràng. Nếu yếu tố này được cải thiện thì đà tăng có thể sẽ được củng cố thêm.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch ngày 19/01/2024, HNX-Index tăng nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Inverted Hammer chứng tỏ áp lực bán vẫn còn khá cao.

Khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng.

Hiện tại, Bollinger Bands ngày càng siết chặt hơn trong bối cảnh ADX tiếp tục vận động dưới mức 12 trong các phiên gần đây. Điều này cho thấy khả năng cao trình trạng giằng co sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trong phiên sáng 19/01/2024, giá cổ phiếu STB bật tăng và tiếp tục nằm trên đường Middle của Bollinger Bands cho thấy triển vọng vẫn còn lạc quan.

Bên cạnh đó, chỉ báo ADX đã vượt mức 30 và tiếp tục hướng lên chứng tỏ xu hướng tăng hiện tại rất mạnh.

Hiện tại, giá STB tiếp tục tăng sau khi phá vỡ thành công cạnh trên của mẫu hình Falling Wedge. Nếu cổ phiếu này có thể vượt đỉnh cũ tháng 11/2023 thành công thì mục tiêu giá (price target) vùng 33,500-34,500 vẫn còn hiệu lực.

SZC - CTCP Sonadezi Châu Đức

Trong phiên sáng 19/01/2024, SZC tăng mạnh đồng thời hình thành mẫu hình nến Rising Window cùng khối lượng giao dịch có sự đột phá và vượt mức trung bình 20 phiên thể hiện nhà đầu tư đã giao dịch sôi động trở lại.

Giá cổ phiếu SZC hiện đã lập đỉnh 52 tuần mới và đang test lại vùng đỉnh cũ tháng 8/2022. Nếu đà tăng tiếp tục được củng cố và SZC vượt qua được vùng đỉnh này thì vùng giá mục tiêu tiềm năng tiếp theo sẽ là ngưỡng Fibonancci Retracement 61.8% (tương đương vùng 40,200-41,200).

Thêm vào đó, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại cho thấy triển vọng lạc quan sẽ còn được duy trì.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/01: Khối ngoại quay lại bán ròng (18/01/2024)

>   Ngày 18/01/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/01: Tâm lý lạc quan dần quay lại (17/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/01: Chưa thoát khỏi tâm lý giằng co (16/01/2024)

>   Ngày 16/01/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/01: Thị trường diễn biến trái chiều (15/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/01/2024 (14/01/2024)

>   Tuần 15-19/01/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/01: Tín hiệu tiêu cực dần rõ ràng (12/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/01: Tình hình chuyển biến tích cực (11/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật