Thứ Hai, 15/01/2024 10:02

Cuộc đổi ngôi trên thị trường Tết Giáp Thìn

Dạo qua một vòng các khu vực phố, chợ chuyên bán các mặt hàng Tết như hoa, cây cảnh, đồ trang trí, gói quà Tết ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đều ghi nhận tình trạng ảm đạm, sức mua giảm còn 50% so với năm ngoái. So với mọi năm, đây là thời điểm “vàng”, các đơn hàng hầu như đã chốt, số lượng đặt lên tới hàng trăm thì nay, lượng giảm, chất cũng giảm - đơn cử gói quà Tết sẽ nhỏ hơn, ít vật phẩm hơn; cây cảnh cũng chọn loại đơn giản và nhỏ hơn. Thay vì phải tuyển thêm nhân viên để kịp làm đơn hàng phục vụ Tết thì giờ, nhiều tiệm, quầy hàng phải cho nhân viên nghỉ sớm vì ít việc, lợi nhuận không đủ để trả lương.

Hầu hết các tiểu thương, người buôn bán đều chung cảnh ngộ; họ cũng nhận ra không phải chỉ người thu nhập thấp, mất việc, người nghèo mới tiết kiệm, cắt hết các khoản mua sắm Tết mà cả người có điều kiện, khá giả cũng siết chặt chi tiêu, sắm sửa Tết.

Chính vì vậy, tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, dù các gian hàng Tết đã được dựng ưu tiên ở các vị trí đẹp, trưng bày, mẫu mã đều mang đậm sắc vị Tết; thế nhưng lượng khách chủ yếu ghé xem, hỏi han. Sức mua vẫn rất yếu.

Ngược lại, trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), xu hướng livestream bán hàng Tết đang hết sức sôi động. Sau 2 phiên lên sóng thành công ở Cần Giờ, chợ Bến Thành, tự thân tiểu thương, người bán hàng, ban quản lý các chợ truyền thống và chính quyền địa phương đều chủ động muốn tiếp cận và áp dụng ngay phương thức bán hàng công nghệ. Rõ ràng, đây là một động thái tích cực, trong cái khó đã ló cái… thông minh, buộc phải thích ứng và tiếp cận khách hàng, người tiêu dùng thông qua công nghệ thì mới có thể thoát khỏi tình trạng ế ẩm.

TP.HCM một lần nữa đã cho thấy sự năng động khi tận dụng mùa Tết, chuyển dịch ngay phương thức bán hàng để thu hút người tiêu dùng, kích thích mua sắm, tiêu dùng nội địa - một trong 3 động lực tăng trưởng và là động lực chính để thành phố tăng trưởng vượt mức trong năm 2024. Điểm qua những chương trình, ngày hội Tết Giáp Thìn sắp tới sẽ thấy một sự thay thế “trực tuyến” - livestream cho mua bán trực tiếp theo kiểu truyền thống; tạo những sàn giao dịch ảo có sức hội tụ - lan tỏa lớn, trên nền tảng công nghệ AI, VR, AR gắn với trào lưu truyền thông cộng đồng (tiếp tục mời các tiktoker, KOL, KOC để đưa khách hàng trải nghiệm mua sắm, sản phẩm). Như chương trình “Chợ Thủ Đức trực tuyến” tổ chức tại công viên bờ sông Thủ Thiêm (từ 25-28/01), kết hợp 3 đơn vị UBND TP Thủ Đức, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Tiktok Việt Nam. Chân kiềng nhà nước - nhà khoa học, chuyên gia tư vấn chính sách - nhà mạng, big-tech đang từng bước thu phục nhà tiêu dùng bởi những tính năng vượt trội, linh hoạt của nó.

Hoặc lần đầu tiên có một sàn thương mại trực tuyến hội tụ hầu hết các thương hiệu, hàng hóa, đặc sản của TP.HCM và các vùng miền tại lễ khởi công và ra mắt trung tâm thương mại trực tuyến (Hồ Chí Minh Livestream City vào ngày 18/1 (tại Rivergate 151 Bến Vân Đồn, Q.4). Đây là tín hiệu cho thấy “tham vọng” của TP.HCM khi mong muốn trở thành thành phố mua sắm trực tuyến đầu tiên của cả nước. Tham vọng ấy có cơ sở khi đây vốn là trung tâm thương mại - dịch vụ - tiêu dùng hàng đầu của cả nước; lại là địa phương bắt “trend” rất nhạy và hiệu quả. Cụ thể, “ông lớn” - Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO sẽ chính thức kết hợp cùng sàn E2E Commerce tổ chức Ngày hội mua sắm, giải trí Tết trực tuyến ở 2 địa điểm lớn của 2 quận có mãi lực mạnh là Vạn Hạnh Mall (Q.10) và Hùng Vương Plaza (Q.5). Cũng như các thương hiệu hàng đầu như Saigon Co.op Mart, Satra… đều chủ động bắt tay với các ông chủ công nghệ để triển khai sớm chương trình bán hàng Tết trực tuyến…

Tận dụng tốt dịp Tết, mùa lễ hội tháng Giêng (sau Tết Nguyên đán), ứng dụng hiệu quả công nghệ để kích hoạt kinh tế số, khai thác đa dạng nguồn hàng hóa, sản phẩm nội địa, nhất là các mặt hàng OCOP của thành phố và liên vùng sẽ là cách thức để  thành phố vẽ lại “bức tranh” xám màu ở các chợ, kênh bán hàng truyền thống, tạo đà cho sức tăng trưởng ngay từ quý 1, tránh lặp lại kịch bản của quý 1 năm ngoái. 

Vì vậy, bên cạnh hiện trạng đìu hiu ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại người xem đông hơn người mua thì thị trường Tết Giáp Thìn 2024 thật sự là cuộc đổi ngôi của thương mại điện tử vốn đã được báo trước từ năm 2023. Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam trong năm qua đã đạt 20.5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm và hiện Việt Nam đang được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, năm 2024, Bộ Công thương đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế. Mà khởi đầu là những phiên livestream và “chốt đơn” cho mùa Tết Giáp Thìn.

Quốc Học

FILI

Các tin tức khác

>   Nghiên cứu tâm lý và... nhãn hiệu (10/01/2024)

>   Fanpage Comic Ba con sói ra mắt bộ Sticker độc đáo về chủ đề đầu tư (22/12/2023)

>   “Tích sản” bằng chứng chỉ quỹ chỉ từ 10 ngàn đồng, tại sao không? (22/12/2023)

>   Imexpharm được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và quản trị công ty tốt nhất, tiếp tục khẳng định vị thế công ty dẫn đầu trong lĩnh vực dược phẩm (23/12/2023)

>   Rút lại đề xuất giảm giá mua ở 38 dự án điện mặt trời, gió (09/12/2023)

>   Lý do điện mặt trời mái nhà dư thừa không được bán (09/12/2023)

>   Bài toán khó của giao đồ ăn qua app (29/11/2023)

>   Khám phá bất động sản Melbourne cùng AusPacific (16/11/2023)

>   Khi thương mại mạng xã hội lên ngôi (16/11/2023)

>   Nhiều doanh nghiệp lớn lên từ thương mại điện tử (06/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật