Thứ Ba, 09/01/2024 20:01

Bloomberg dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam trong năm 2024

Cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy tỷ lệ tái cấp vốn (hiện ở mức 4,5%) được cho là sẽ được giữ nguyên cho đến năm 2025 trong bối cảnh tăng trưởng GDP phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

Ảnh minh họa.(Nguồn: TTXVN)

Trang bloomberg.com (Mỹ) ngày 8/1 dẫn ý kiến giới chuyên gia phân tích nhận định rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể duy trì mức lãi suất chuẩn ổn định trong năm 2024. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á giảm chi phí đi vay trong năm 2023.

Cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy tỷ lệ tái cấp vốn (hiện ở mức 4,5%) được cho là sẽ được giữ nguyên cho đến năm 2025 trong bối cảnh tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

Tỷ lệ này được cắt giảm 3 lần trong khoảng thời gian từ tháng 4-6/2022, từ mức đỉnh 6% xuống còn 4,5%.

Trong cuộc khảo sát trước đó, các nhà kinh tế dự đoán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản trong quý 1/2024.

Giới phân tích cũng nâng dự báo lạm phát chung cho năm 2024, và hiện kỳ vọng giá cả sẽ tăng ở mức 3,6% trong quý 1/2024 và 4,05% trong quý 2/2024 (tăng so với mức 2,9% và 3,3% lần lượt trong quý I/2023 và quý 2/2023).

Giới phân tích dự đoán lạm phát trong cả năm 2024 sẽ ở mức 3,5% (so với mức 3% trong năm 2023), trước khi giảm xuống mức 3,2% trong năm 2025. Lạm phát trong năm 2024 vẫn thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 4-4,5%.

Theo Bloomberg, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng sẽ giữ nguyên mức lãi suất điều hành trong thời gian tới. Điều này có nghĩa là gánh nặng “đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại mức trên 6% bằng cách thu hút các nhà đầu tư và khuyến khích chi tiêu” sẽ đè nặng lên chính phủ.

Theo cuộc khảo sát trên, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng 6,3% trong quý 1/2024 và 6,5% trong quý 2/2024. Tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 6% trong năm 2024 và 6,4% trong năm 2025.

Ông Han Teng Chua, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS Bank), nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể vẫn tiếp tục tăng vì Việt Nam vẫn hấp dẫn đầu tư trong những năm tới trong bối cảnh các công ty đang đa dạng hóa và giảm rủi ro chuỗi cung ứng bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Chi phí lương cạnh tranh, mạng lưới hiệp định thương mại rộng khắp và môi trường kinh doanh thuận lợi là những lợi thế quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam./.

Thu Hằng

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   TS. Võ Trí Thành: Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất (09/01/2024)

>   Chính phủ đặt mục tiêu năm 2024 sẽ có khoảng 240 ngàn doanh nghiệp gia nhập thị trường (08/01/2024)

>   Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6.7% năm 2024 (08/01/2024)

>   Chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên và nghiên cứu tiếp tục miễn, giảm thuế, phí (08/01/2024)

>   Ngày 8/1, khai mạc Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (07/01/2024)

>   Thấy gì từ lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường và hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tăng? (08/01/2024)

>   Bức tranh kinh tế Việt Nam 2023 qua phân tích của chuyên gia kinh tế (06/01/2024)

>   Năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 430 tỷ USD (05/01/2024)

>   Kinh tế Việt Nam 2024: Chính phủ cần làm gì thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế?  (04/01/2024)

>   Kinh tế Cần Thơ phát triển ra sao trong 20 năm qua? (04/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật