Tổng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 94.39% so với số dự toán đã điều chỉnh
Tổng cục Hải quan cho biết, trong bối cảnh thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, tính từ đầu năm đến nay, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trong năm 2023 bằng 94.39% so với số đã báo cáo Quốc hội điều chỉnh giảm.
Năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 là 425,000 tỷ đồng
|
Theo Tổng cục Hải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2023 là 619.36 tỷ USD, giảm 8.2%, tương ứng giảm 55.56 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu là 322.61 tỷ USD, giảm 5.8% (tương ứng giảm 20.01 tỷ USD); nhập khẩu là 296.75 tỷ USD, giảm 10.7% (tương ứng giảm 35.55 tỷ USD). Tính trong năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đã xuất siêu 25.86 tỷ USD.
Lãnh đạo ngành hải quan cho hay: Toàn ngành áp dụng khoảng 423,631 chỉ số tiêu chí đảm bảo phân luồng thông suốt 12,943,573 tờ khai (TK) XNK, trong đó, luồng Xanh là 8,615,421 TK (66,56%); luồng Vàng là 3,83,487 TK (29,65%) và luồng Đỏ là 490,663 TK (3,79%).
Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác phân luồng: Qua phân luồng Đỏ là 0,91%, qua phân luồng Vàng là 0,08%. So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ phát hiện vi phạm qua phân luồng Đỏ giảm 0,16%, qua phân luồng Vàng giảm 0,10%.
Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác chuyển luồng: Qua chuyển luồng: từ Vàng sang Đỏ là 3,97%, từ Đỏ sang Vàng là 0,13%. So với cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ phát hiện vi phạm qua chuyển luồng đều giảm lần lượt là 0,49% (qua phân luồng Đỏ) và 0,66% (qua phân luồng Vàng).
Về công tác thu ngân sách nhà nước, năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 là 425,000 tỷ đồng.
Nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu thu NSNN được giao năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 479/CT-TCHQ ngày 6/2/2023 về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu. Đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế điện tử và thông quan 24/7, đến nay đã có 42 ngân hàng triển khai; thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với 47 ngân hàng; có 08 ngân hàng đã triển khai công tác nhờ thu.
Kết quả, tổng thu NSNN từ hoạt động XNK từ 1/1-30/11/2023 đạt 335,116 tỷ đồng, bằng 78,9% dự toán, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trên cơ sở dự kiến kim ngạch XNK, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh giảm đối với dự kiến thu NSNN năm 2023 là 355,000 tỷ đồng, bằng 83.5% dự toán.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã đạt được kết quả này trong bối cảnh thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tổng thu NSNN từ hoạt động XNK trong năm 2023 bằng 94.39% so với số đã báo cáo Quốc hội điều chỉnh giảm.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, nguyên nhân số thu giảm so với cùng kỳ năm trước: Kinh tế thế giới năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn tới nhiều hệ lụy cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Một số mặt hàng nhập khẩu là nguồn thu chính có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2022 gồm: Nhóm các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất ; nhóm xăng dầu nhập khẩu đạt 7.6 triệu tấn, trị giá đạt 6.3 tỷ USD, tăng 21.4% về lượng nhưng giảm 1.4% về trị giá, làm giảm thu khoảng 2,400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình nợ thuế và công tác thu hồi nợ thuế, nợ thuế đến ngày 30/11/2023 là: 5,387.59 tỷ đồng, giảm 465.75 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2022 (tương đương với 7,95%). Số thu hồi và xử lý nợ trong năm 2023: 905.8 tỷ đồng. Trong đó, một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như: TPHCM đạt 683 tỷ đồng, tương ứng là Hà Nội 74 tỷ đồng, Bình Dương 36 tỷ đồng, Tây Ninh 29 tỷ đồng, Lạng Sơn 15 tỷ đồng.
Công tác quản lý thuế, cơ quan hải quan khẳng định sẽ tiếp tục triển khai Đề án cải cách quản lý trị giá hải quan giai đoạn 2021-2030. Đa dạng hóa phương thức nộp thuế điện tử, giảm thời gian nộp thuế; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Tổng cục Hải quan đã triển khai Kế hoạch kiểm soát rủi ro toàn ngành, phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm theo một số lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm, đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm; Triển khai Chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan.
Kết quả, từ 1/1 đến 15/11/2023, tổng số 15,348 hồ sơ vi phạm được thiết lập (giảm 1,127 hồ sơ so với năm 2022); 46,934 lượt tổ chức cá nhân vi phạm bị xử phạt (giảm 2,872 lượt so với năm 2022).
Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác phân luồng, chuyển luồng (từ 1/1 – 31/10/2023): qua phân luồng đỏ là 0,91%, qua phân luồng vàng là 0.08%; qua chuyển luồng: từ vàng sang đỏ là 3.97%, từ đỏ sang vàng là 0.13%.
"So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ phát hiện vi phạm qua phân luồng Đỏ giảm 0.16%, qua phân luồng Vàng giảm 0.10% và tỷ lệ phát hiện vi phạm qua chuyển luồng đều giảm lần lượt là 0.49% (qua phân luồng Đỏ) và 0.66% (qua phân luồng Vàng)", Tổng cục Hải quan đánh giá.
Nhật Quang
FILI
|