Thứ Hai, 11/12/2023 10:38

Tổng cục Thuế đang họp bàn sửa đổi quy định khống chế vốn vay 30%

Lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp về việc khống tối đa 30% chi phí lãi vay với giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế đang họp bàn tìm giải pháp phù hợp.

Trong 3 ngày (8-10/12), Tổng cục Thuế phối hợp với 6 cục thuế địa phương tổ chức hội nghị rà soát dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (Nghị định 123) của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ.

Đại diện các cục thuế tham gia gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định, Vĩnh Phúc. Tại hội nghị, ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, sau 2 tháng lấy ý kiến bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến cơ quan, đơn vị.

“Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123 hướng đến tiệm cận với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế”, ông Minh cho biết.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng yêu cầu đơn vị chủ trì phối hợp chặt chẽ với chuyên gia đến từ đơn vị chức năng trực thuộc, cục thuế địa phương rà soát kỹ lưỡng, hoàn thiện chi tiết điều khoản, sớm trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ.

Nghị định số 132 quy định, chi phí lãi vay theo mức cao nhất 30% phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế triển khai Nghị định số 132, việc khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phản ánh, áp quy định khống chế vốn vay 30% khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. (Ảnh minh hoạ, ST).

Qua ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, rà soát, thực tế tại Việt Nam, việc vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên và phổ biến.

Trước đó, doanh nghiệp phản ánh, sau 3 năm thực thi, Nghị định 132 đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những nút thắt đang khiến nhiều doanh nghiệp “kêu trời” là quy định khống chế mức trần của tổng chi phí lãi vay/EBITDA ở 30% (điểm a, khoản 3, Điều 16).

Doanh nghiệp đánh giá, 30% là mức khống chế ở các nước phát triển. Việc áp dụng “thước đo” không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển với hầu hết các doanh nghiệp đều có vốn mỏng, đang trong giai đoạn khởi nghiệp và cần phải sử dụng nhiều vốn vay - đang gây nhiều hệ lụy.

Quỳnh Nga

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Ngành thuế cam kết tạo thuận lợi nhất về hóa đơn (09/12/2023)

>   Loạt đại gia xăng dầu sa lầy trong nợ xấu ngân hàng, nợ thuế khủng (09/12/2023)

>   Ngành thuế thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu mã số thuế cá nhân (06/12/2023)

>   Chứng khoán và kinh doanh BĐS vẫn bị loại khỏi danh sách hàng hóa được giảm thuế VAT (05/12/2023)

>   Chính phủ đề xuất giảm thuế môi trường với xăng dầu hết năm sau (04/12/2023)

>   TP HCM công bố 198 doanh nghiệp nợ thuế hơn 8.000 tỉ đồng (04/12/2023)

>   Tổng thu NSNN trong 11 tháng 2023 ước đạt hơn 1.53 triệu tỷ đồng (29/11/2023)

>   Quốc hội nhất trí thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (29/11/2023)

>   Thuế thu nhập, chi tài khóa và tăng trưởng kinh tế (27/11/2023)

>   Vạch trần 'chiêu' gian lận thuế: Cả trăm doanh nghiệp trung gian 'biến mất' (27/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật