Thứ Hai, 04/12/2023 14:12

Chuyên gia: Trung Quốc chọn giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì lãi suất

Ông Sheng Song Cheng, cựu quan chức PBoC, cho rằng với lãi suất và lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp, nhiều khả năng PBoC cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hơn là giảm lãi suất.

Kiểm tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại ngân hàng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc có thể sẽ thực hiện chính sách tài khóa chủ động vào năm tới, vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn cần đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Nhận xét này được ông Sheng Song Cheng, một cựu quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đưa ra trong bài viết ngày 3/11 trên tờ Tin tức Chứng khoán Thượng Hải.

Cụ thể hơn, ông Sheng cho hay trong năm tới, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chủ động cùng chính sách tiền tệ phù hợp với chính sách đó. Trung Quốc cũng còn không gian chính sách tương đối rộng để hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Theo ông Sheng, với lãi suất và lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp, nhiều khả năng PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng hơn là giảm lãi suất.

Hồi tháng Chín, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ RRR lần thứ hai trong năm nay để tăng tính thanh khoản và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các nhà phân tích nhận định PBoC sẽ thực hiện một đợt cắt giảm khác vào cuối năm nay. RRR trung bình của các tổ chức tài chính Trung Quốc là khoảng 7,4% sau các đợt cắt giảm.

Ông Sheng cho biết Trung Quốc thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất vì chính sách tiền tệ của nước này cần xem xét cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Dự kiến chênh lệch lãi suất giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ bước vào thời kỳ ổn định, do đó đồng nhân dân tệ có thể sẽ duy trì xu hướng tăng giá nhẹ nhưng mức tăng giá sẽ vẫn bị hạn chế.

Nhận định của ông Sheng được đưa ra giữa lúc nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc tìm lại động lực tăng trưởng hậu đại dịch COVID-19. Cùng với đó, những người theo dõi thị trường lo ngại tình trạng nợ nần nghiêm trọng của các nhà phát triển bất động sản lớn có thể lan sang các lĩnh vực khác.

Sau một năm có không ít khó khăn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, tình hình đã có những chuyển biến tích cực hơn với mức tăng trưởng 4,9% trong quý 3/2023 cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cần nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hằng năm khoảng 5%./.

H.Thủy

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Evergrande thoát nguy cơ giải thể vào phút chót (04/12/2023)

>   Nhờ đâu vàng lập kỷ lục mới và liệu có còn dư địa tăng trong năm 2024? (04/12/2023)

>   Số phận nào cho Berkshire Hathaway sau sự ra đi của huyền thoại Charlie Munger (04/12/2023)

>   Vàng thế giới lên sát 2,070 USD/oz, cao nhất từ trước đến nay (02/12/2023)

>   Dầu sụt 2% khi số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng (02/12/2023)

>   Đồng USD sắp có tháng giảm mạnh nhất trong 1 năm, quốc gia nào được lợi? (01/12/2023)

>   Huyền thoại đầu tư Jim Rogers: “Thời kỳ tươi đẹp của kinh tế toàn cầu gần đến hồi kết” (01/12/2023)

>   Các quỹ đầu tư toàn cầu đang ưu tiên mua trái phiếu lợi suất cao ở châu Á (01/12/2023)

>   Dầu giảm giá khi nhà đầu tư hoài nghi về các đợt giảm sản lượng của OPEC (01/12/2023)

>   Vàng thế giới tăng tháng thứ 2 liên tiếp dù lùi nhẹ trong phiên (01/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật