Chủ Nhật, 05/11/2023 12:53

Tồn kho nhiều, có doanh nghiệp phải mất 149 năm mới bán hết giỏ hàng

Phân tích báo cáo tài chính của gần 1.600 doanh nghiệp cho thấy, doanh thu sáu tháng đầu năm 2023 của 8/10 ngành đều thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, chỉ có ngành công nghệ thông tin tăng quy mô.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa có báo cáo về phân tích áp lực dòng tiền của doanh nghiệp (DN) và khuyến nghị chính sách giai đoạn cuối năm 2023 và một số định hướng tiếp theo.

Ban IV cho biết, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của 1.579 DN niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy, từ năm 2022 đến nay, doanh thu các ngành giảm đều giảm. Trong đó, ngành bất động sản và xây dựng có mức doanh thu giảm nghiêm trọng nhất.

“Doanh thu sáu tháng đầu năm 2023 của 8/10 ngành đều thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, chỉ có ngành công nghệ thông tin tăng quy mô” - Ban IV cho hay.

Theo Ban IV, trong bối cảnh suy giảm đơn hàng, khó huy động vốn qua trái phiếu, cổ phiếu, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng nên dòng tiền trở thành vấn đề cấp thiết nhất của DN.

“DN xây dựng và bất động sản gặp vấn đề lớn nhất về dòng tiền… Số ngày tồn kho trung bình của DN bất động sản quý I-2023 cũng lên đến 5.662 ngày, cá biệt có DN có số ngày tồn kho lên đến 54.334 ngày. Với tình hình bán hàng như hiện tại, DN phải mất 149 năm mới bán hết giỏ hàng” - báo cáo của Ban IV chỉ ra.

Từ năm 2022 đến nay, doanh thu các ngành giảm đều giảm, trong đó bất động sản và xây dựng có mức doanh thu giảm nghiêm trọng nhất. Ảnh minh hoạ: Q.HUY

Từ năm 2022 đến nay, doanh thu các ngành giảm đều giảm, trong đó bất động sản và xây dựng có mức doanh thu giảm nghiêm trọng nhất. Ảnh minh hoạ: Q.HUY

Từ kết quả phân tích các DN niêm yết, đồng thời xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, sản xuất của DN và bối cảnh trong nước, thế giới hiện nay, Ban IV đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.

Cụ thể, Ban IV kiến nghị, các chính sách trước mắt cần tập trung vào hỗ trợ dòng tiền thông qua hỗ trợ tiếp cận vốn và giãn, giảm chi phí cho DN.

Về chính sách tiền tệ, các DN cho rằng lãi suất cho vay phải giảm thực sự để hỗ trợ. Vì lãi suất cho vay hiện đã giảm nhưng vẫn còn cao so với các nước khác, ngân hàng thương mại cần nhìn vào khả năng trả nợ tương lai của DN để tăng cơ hội tiếp cận tín dụng chứ không chỉ nhìn vào tài sản thế chấp. Ưu tiên lãi suất thấp cho DN xuất khẩu, DN nhỏ và vừa.

Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, hệ thống ngân hàng có thể cân nhắc cho phép các DN cung cấp sản phẩm thuộc phân khúc phục vụ nhu cầu thiết yếu/ưu tiên (như hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, văn phòng...) được giãn nợ/ giữ nhóm nợ theo tinh thần thông tư 02/2023 của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nội lực DN suy yếu, lại phải đối mặt nhiều khó khăn do tổng cầu giảm nên việc hấp thụ vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, Ban IV kiến nghị bên cạnh chính sách tiền tệ cần xem xét thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thúc đẩy tổng cầu.

Trong đó cần đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các cơ sở hạ tầng lớn, vừa để hỗ trợ các DN ngành xây dựng và vật liệu xây dựng, chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực của người lao động và hỗ trợ các DN bất động sản.

Ngoài ra. cơ quan quản lý cần xem xét các giải pháp giãn/giảm áp lực thuế và chi phí khác, tạo dòng tiền ngắn hạn cho DN vì đây là thời điểm phải “khoan thư sức dân”.

Một số vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng tới chi phí của diện rộng DN cũng cần Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Trong ngắn hạn, các bộ ngành không ban hành các quy định làm phát sinh các loại phí, chi phí mới. Với khoản thu “kinh phí công đoàn” đang chiếm 2% quỹ lương, Ban IV đề xuất sửa quy định cho DN giữ lại toàn bộ 2% này trong ít nhất hai năm tới.

Về dài hạn, Ban IV đề xuất cần đặc biệt lưu tâm phát triển thị trường vốn hiện đại nhằm dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tránh để tăng trưởng quá phụ thuộc vào tín dụng. Trong đó cần chấn chỉnh thị trường trái phiếu DN bằng việc trả về đúng định nghĩa “nhà đầu tư chuyên nghiệp”.

AN HIỀN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Cơ hội tái cấu trúc các ngành hàng liên quan tới rừng (05/11/2023)

>   Đảm bảo nguồn than, khí, dầu cho phát điện những tháng cuối năm (05/11/2023)

>   Yêu cầu theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển (05/11/2023)

>   Yêu cầu website bán hàng online gỡ bỏ thiết bị kích sóng điện thoại (05/11/2023)

>   Bà Rịa- Vũng Tàu triển khai 5 mô hình phát triển du lịch đêm (05/11/2023)

>   Bong bóng cá xa xỉ thúc đẩy ngành công nghiệp triệu đô ở Uganda (05/11/2023)

>   Bản tin kinh tế 4/11: Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần; Tết không thiếu thịt lợn (04/11/2023)

>   Việt Nam – Nhật Bản hợp tác cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số (04/11/2023)

>   Sắt thép Trung Quốc nhập nhiều, ngành thép Việt gặp nhiều áp lực (04/11/2023)

>   Ra quốc tế, phim Việt bước vào đường dài ‘xuất khẩu’ văn hóa (04/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật