Thủ tướng đề nghị tìm ra câu trả lời để du lịch Việt Nam phát triển bền vững Thủ tướng đề nghị trao đổi, thảo luận để tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Sáng 15-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vữngtheo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước. VGP." src="https://image.vietstock.vn/2023/11/15/vietstock_s_thu-tuong-de-nghi-tim-ra-cau-tra-loi-de-du-lich-viet-nam-phat-trien-ben-vung_0_20231115102300.png" style="text-align: center; height: auto;border: 0px solid rgb(255, 0, 0);vertical-align: middle;" align="middle"> Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững - Ảnh: VGP. | Nhận diện thời cơ, thách thức mà du lịch Việt Nam còn đang đối diện trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó khăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ngành Du lịch còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. “Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức”- Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng đề nghị Hội nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững: Một là, nhận diện thời cơ và thách thức của Du lịch Việt Nam. Hai là, chia sẻ kinh nghiệm thành công của Việt Nam, của các nước trên thế giới, những cách làm hay, bài học quý. Ba là, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch... Tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cũng cho rằng, mặc dù lượng khách quốc tế đã đạt 10 triệu lượt, vượt kế hoạch nhưng con số này còn thấp. Sau dịch COVID-19, du lịch Việt Nam lại rơi vào tình trạng lộn xộn, cạnh tranh, tăng giá. "Trong dịch COVID -19, các doanh nghiệp, địa phương gắn kết chặt chẽ, có nhiều sản phẩm liên kết mạnh, hỗ trợ giá nên có nhiều sản phẩm tốt. Nhưng sau Covid-19, sự liên kết đó biến mất, du lịch lại xảy ra thực trạng cạnh tranh giá. Nhiều sản phẩm giá cao khiến lượng khách sụt giảm"- ông Vũ Thế Bình nêu. VIẾT THỊNH Pháp luật TPHCM
|