Thứ Năm, 30/11/2023 10:19

Ông Nguyễn Đức Lệnh: Cần xác định rõ "vay là phải trả"

Tại hội thảo "Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?" được tổ chức sáng ngày 30/11/2023, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết hoạt động tín dụng tiêu dùng giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Thông qua hoạt động tín dụng này, người dân có điều kiện để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời mang lại hiệu quả toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Tín dụng tiêu dùng cũng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM phát biểu tại hội thảo sáng ngày 30/11/2023.

Tín dụng tiêu dùng cũng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Với địa bàn TPHCM nói riêng, ông Lệnh đánh giá tín dụng tiêu dùng cũng giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế Thành phố. Theo đó, đến cuối tháng 10/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn Thành phố đạt 955,000 tỷ đồng, chiếm 28.4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 1.4% so với cuối năm trước. Tốc độ tăng này cũng phù hợp với tình hình hiện nay vì kinh tế khó khăn, thu nhập của người lao động, công nhân giảm nên nhu cầu vay để chi dùng cũng ít hơn.

Tín dụng tiêu dùng đạt mức tăng trưởng khá, với mức tăng trưởng bình quân 5 năm trở lại đây là 16.3%/năm. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng chung bình quân là 12.4%. Nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng trưởng gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì lẽ đó, dư địa cho tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tiềm năng thị trường này còn rất lớn.

Tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua nhà để ở, thuê, thuê mua nhà ở và xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM. Theo đó, đến cuối tháng 10/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích này đạt 612,000 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình: Vay để mua, thuê mua phương tiện đi lại; mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao và chi phí khác cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân, hộ gia đình đạt 343,000 tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng trên địa bàn. Trong đó, tín dụng cho vay mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình đạt 99 nghìn tỷ đồng, tăng 11.6% so với cuối năm 2022.

Các phương thức cho vay và sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn tín dụng tiêu dùng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị hoạt động tín dụng này. Trong đó, cho vay theo phương thức điện tử đã và đang được triển khai thưc hiện mở rộng; cho vay thấu chi trên tài khoản thanh toán của cá nhân và cho vay qua thẻ tín dụng đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Tăng trưởng tín dụng qua thẻ tín dụng đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 25%.

Ông Lệnh đánh giá vai trò tín dụng tiêu dùng được phát huy, kích thích tăng trưởng kinh tế với 2 tác động tích cực. Thông qua cho vay tiêu dùng, kích thích người dân mua sắm, tiêu dùng, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thuận lợi. Thị trường hàng hóa phát triển, có tác động ngược trở lại kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, thực tế tín dụng cho vay mua nhà không chỉ hỗ trợ người dân có nhà để ở, nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy tín dụng tiêu dùng và sinh hoạt cá nhân, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị gia đình liên tục tăng trưởng tốt trong 5 năm qua (tăng từ 7.2-20%), đây là yếu tố góp phần kích thích tiêu thụ và sản xuất hàng hóa. Những hiệu ứng này rất tích cực nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế, đó là tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư.

Tín dụng tiêu dùng đã góp phần thực hiện tốt cơ chế chính sách của Chính phủ, NHNN về tín dụng, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tín dụng đen…, hướng tới tăng trưởng bền vững. Thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để sử dụng cho mục đích tiêu dùng; học tập; khám chữa bệnh, mua sắm phương tiện đi lại; du lịch, văn hóa thể thao… đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày của cá nhân, hộ gia đình, cùng với việc thực hiện tốt chương trình tín dụng chính sách… sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội và phòng chống tín dụng đen hiệu quả. Thực tiễn tại địa bàn TPHCM cho thấy, chỉ riêng dư nợ cho vay đối với đối tượng chính sách, người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn thông qua NHCSXH Thành phố gần 9,000 tỷ đồng, tăng 16.8% so với cuối năm 2022, cho 201,796 khách hàng. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 68% trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH Thành phố.

Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đã và đang đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và TPHCM nói riêng. Tín dụng tiêu dùng chắc chắn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong môi trường kinh tế thuận lợi với dư địa và tiềm năng rất lớn của Thành phố là trung tâm kinh tế xã hội, với trên 13 triệu dân, có thị trường tài chính phát triển.

Ông Lệnh cho rằng để khơi thông kênh tín dụng tiêu dùng cần nỗ lực từ cả hai phía, chấp hành tốt quy định pháp luật trong quá trình cho vay và sử dụng vốn vay. Về phía người vay, cần xác định rõ nghĩa vụ “vay là phải trả”, trong khi ở phía các tổ chức tín dụng, cần làm tốt hơn nữa cả về thủ tục lẫn lãi suất vay. Một khi ngành ngân hàng làm tốt thì đương nhiên người vay sẽ chọn lựa vay ở các tổ chức tín dụng chính thống, được cấp phép, qua đó góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Không chỉ SCB, nhiều ngân hàng yếu kém, sai phạm từng nhận 'mưa giải thưởng' (30/11/2023)

>   PVcomBank và Petrovietnam hợp tác triển khai kết nối thành công dịch vụ Ngân hàng mở (30/11/2023)

>   Thế khó trong ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng (30/11/2023)

>   Hiệp hội Ngân hàng: “Phong tỏa khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích” (30/11/2023)

>   Shinhan Bank Việt Nam: Từ rào cản văn hóa… đến “ngân hàng nước ngoài cho người Việt” (05/12/2023)

>   Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua (01/12/2023)

>   Tìm cách cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm (28/11/2023)

>   VPBank dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ, sẵn sàng cho tăng trưởng liên tục (28/11/2023)

>   Trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ngân hàng SCB đoạt 72 giải thưởng 'tốt nhất' (28/11/2023)

>   Tiền gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng, bất chấp lãi suất thấp kỷ lục (28/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật