Thứ Năm, 09/11/2023 16:08

Nhịp đập Thị trường 09/11: Tiền vào mạnh, họ nhà Vin cứu chỉ số

Từ nửa cuối phiên giao dịch chiều, thị trường tỏ ra đuối sức khi bên bán chiếm thế thượng phong. Dù vậy, lực cầu cũng đã xuất hiện đáng kể. Tổng khối lượng khớp lệnh phiên hôm nay đạt hơn 1.2 tỷ cổ phiếu, tương ứng gần 25 ngàn tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index suýt giảm điểm khi nhiều ông lớn bị đè trong phiên ATC. Kết quả, chỉ số chính sàn HOSE chỉ còn nhích nhẹ 0.04%, dừng tại 1,113.89 điểm. Sàn HNX đỡ hơn khi chỉ số của sàn này tăng 1.2 điểm, đóng cửa ở 228.2 điểm.

VCB là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên chỉ số chính. Trước ATC, cổ phiếu VCB chỉ giảm 0.78% nhưng sau phiên ATC ghi nhận giảm gần 1.8%. VPB cũng vậy khi giảm 1.72%. Bên cạnh đó, nhiều Large Cap diễn biến xấu trong phiên chiều, kết phiên trong sắc đỏ như HPG, VNM, VJC, VCI, TCB, FPT,…

Chỉ có nhóm bất động sản vẫn duy trì được phong độ, trong đó VIC tăng 5.58%, dừng tại 45,400 đồng/cp, VHM tăng 4.6%, lên 42,900 đồng/cp và VRE tăng 2.5%. Xét về mặc điểm số, họ nhà Vin đóng góp gần 5 điểm vào đà tăng chỉ số VN-Index.

Ngành này còn chứng kiến sự tích cực ở nhiều mã khác như NLG tăng gần 6%, PDR duy trì giá trần, BCM tăng 2.4%, VPI tăng gần 2%... Dù vậy vẫn có 1 mã duy nhất giảm sàn là FIR.

Hôm nay cũng là phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiêu NCG của Tập đoàn Nova Consumer trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi khi giảm hết biên độ 40%, từ 38,000 đồng/cp để lùi về 22,800 đồng/cp.

Hôm nay khối ngoại bán ròng mạnh gần 700 tỷ đồng, rơi vào VHM, FUESSVFL, VNM, MWG, VPB, CIIHCM.

Phiên sáng: Nhóm ngân hàng phân hóa, VN-Index thu hẹp đà tăng

Kết phiên sáng, chỉ số chính sàn HOSE thu hẹp đà tăng, chỉ còn hơn 6 điểm, diễn biến này cũng tương tự trên sàn HNX và UPCoM khi mà nhiều cổ phiếu ngân hàng lộ sắc đỏ.

Có 6 cổ phiếu ngân hàng giảm điểm khi phiên sáng khép lại, gồm VCB, STB, MSB, TCB, VPBACB. Trong đó, VCB giảm 0.6% đã trở thành mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số sàn HOSE. Ở chiều ngược lại, BAB tăng tốt nhất với 2.3%, CTG tăng gần 1.4%. Khối ngoại bán ròng khoảng 1.8 triệu cp ngân hàng trong sáng nay.

Không chỉ ngân hàng, nhóm khai khoáng cũng có phiên giao dịch thiếu tích cực, nổi bật là PVSPVD đều giảm. Ở nhóm thủy sản, VHC là mã duy nhất giảm. Hiện VHC vẫn chưa công bố BCTC quý 3/2023 sau khi công văn xin gia hạn công bố báo cáo tài chính không được UBCNNN chấp thuận.

Ngành chứng khoán và bất động sản nhìn chung vẫn giữ được nhịp tăng giá. Dòng tiền vào nhóm bất động sản hiện vẫn nhỉnh hơn so với các ngành còn lại.

Trên sàn HOSE, có 251 mã tăng giá, gồm 9 mã tăng trần, đa số từ bất động sản như PDR, DXS, DRH. 2 mã giảm sàn là ABRMDG.

Khối ngoại kết phiên sáng bán ròng mạnh hơn, ở mức 352 tỷ đồng. FUESSVFL, VHM, CII, VNMSSI là top 5 mã bị bán nhiều nhất.

10h30: Cổ phiếu chứng khoán và bất động sản bay cao

Đà hưng phấn nhanh chóng trở lại khi VN-Index có lúc lùi về tham chiếu. Cổ phiếu bất động sản và chứng khoán tiếp tục bứt phá mạnh mẽ.

Ở nhóm bất động sản, có 3 mã tăng kịch trần là PDR, DRHDXS. VIC nới rộng đà tăng lên hơn 4.5%, VHM tăng 3.4%, NVL cũng đang tiến sát giá trần. BCM từ giảm cũng đảo chiều và bật tăng 1.9%. Tính đến 10h40, gần 2.4 ngàn tỷ đồng đã đổ vào nhóm bất động sản.

Cổ phiếu ngành chứng khoán dù không có mã nào trần nhưng đang tăng khá đồng đều, các ông lớn top 10 môi giới ghi nhận tăng 2-4%.

Độ rộng thị trường chung khá tích cực, gần 560 mã tăng giá, vượt trội so với 138 mã giảm. VN-Index lúc này bật hơn 10 điểm, lên 1,124 điểm; HNX-Index tăng 1.8%, lên mốc 231.7 điểm và UPCoM-Index tăng 0.4%.

Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 507 triệu đơn vị, tương ứng gần 10 ngàn tỷ đồng. Điểm trừ là khối ngoại vẫn bán ròng hơn 170 tỷ đồng, tập trung ở VHM, CIIMWG.

Mở cửa: Duy trì sắc xanh

Thị trường mở cửa trong tâm lý hứng khởi với sắc xanh bao trùm. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ Vin đang dẫn dắt đà tăng của chỉ số VN-Index.

Cụ thể, VIC đang tăng hơn 3.3%, VHM tăng 2.2% và VRE tăng 2.5%. Nhóm bất động sản theo đó đang dẫn đầu toàn thị trường với mức tăng gần 2%. Góp phần vào đà tăng của ngành còn có nhiều doanh nghiệp bất động sản nhà ở như PDR, NVL, CEO, DXG, VPI, NLG,… Ngoại trừ ông lớn BCM còn đang giảm nhẹ.

Ngành chứng khoán cũng đang tích cực khi không có mã nào giảm, SSIVND tăng hơn 1.5%. VIX ấn tương hơn với mức tăng 4%.

Tính đến sáng nay, MWG đã tăng 3 phiên sau khi điều chỉnh giảm mạnh trước đó. Chỉ có điều khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng ở cổ phiếu này, một điều ít nhìn thấy ở ông lớn ngành bán lẻ.

Đến 9h25, thị trường có dấu hiệu chững lại một chút khi một vài cổ phiếu ngân hàng đảo chiều như VCB, TCB, BID, VIB, SSB và cả ông lớn GAS. Chỉ số VN-Index từ mức tăng khá hơn 7 điểm giờ chỉ còn nhích hơn 1 điểm.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 09/11/2023: Tâm lý lạc quan đã quay trở lại (08/11/2023)

>   Vietstock Daily 09/11/2023: Tâm lý lạc quan quay trở lại (08/11/2023)

>   Thị trường chứng quyền 09/11/2023: Động lực tăng tiếp tục lan tỏa (08/11/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 08/11: Dòng tiền tham gia mạnh mẽ, VN-Index bùng nổ (08/11/2023)

>   Vietstock Daily 08/11/2023: Sẽ rung lắc mạnh khi test đường Middle của Bollinger Bands (07/11/2023)

>   Thị trường chứng quyền 08/11/2023: Rủi ro vẫn còn hiện hữu (07/11/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 08/11/2023: Tăng giảm thất thường (07/11/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 07/11: Bất động sản, chứng khoán, ngân hàng có phiên giảm điểm (07/11/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 07/11/2023: Phe Long trở lại dẫn dắt thị trường (06/11/2023)

>   Vietstock Daily 07/11/2023: Tiếp nối đà tăng (06/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật