Thứ Tư, 01/11/2023 09:46

Nhiều công ty xây dựng, bất động sản khó khăn do nợ nần chồng chất

Theo hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến cho doanh nghiệp xây dựng không có đơn hàng, kinh doanh đình đốn.

Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa báo cáo UBND TP.HCM về hoạt động tháng 10-2023.

Theo HUBA, qua tiếp xúc tại các hội, câu lạc bộ doanh nghiệp (DN) quận, huyện, ngành nghề…cho thấy hiện nay DN vẫn đang đối diện các khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất là đơn hàng sụt giảm.

DN xây dựng, bất động sản (BĐS) hầu hết khó khăn do nợ nần chồng chất, không thu hồi được nợ...

Sự đóng băng của thị trường BĐS khiến cho DN xây dựng không có đơn hàng, kinh doanh đình đốn. Do không có vốn kinh doanh nên việc tiếp cận dự án đầu tư công khó khả thi. Kết quả hàng loạt đơn vị xây dựng, BĐS nhỏ lâm vào tình trạng phá sản.

Với những khó khăn trên, có tới 44% DN có doanh thu giảm, 50% DN có lợi nhuận giảm. Nhiều DN phải cắt giảm lao động và 16% DN có kế hoạch giảm lao động trong thời gian tới.

Buôn bán ế ẩm nên thời gian qua tiểu thương các chợ truyền thống treo bảng cho thuê, sang sạp. Ảnh: TÚ UYÊN

Buôn bán ế ẩm nên thời gian qua tiểu thương các chợ truyền thống treo bảng cho thuê, sang sạp. Ảnh: TÚ UYÊN

Theo HUBA trước khó khăn trên, có 73% DN mong muốn hỗ trợ vốn, tín dụng, giảm lãi suất; 68% DN mong muốn nhanh chóng giải quyết các kiến nghị hợp lý; 59% DN giảm các loại thuế, phí, bảo hiểm xã hội...

Cụ thể, về thuế, hải quan, thời gian qua nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho DN nhưng còn khá nhiều vấn đề.

Đơn cử, nhiều DN than phiền không được hoàn thuế VAT với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng do thời gian xác minh hóa đơn và nguồn gốc hàng hóa mua vào rất lâu, ảnh hưởng đến dòng tiền của DN.

Đối với chính sách giảm thuế VAT đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng thuế VAT 8% cho tất cả các ngành kinh tế, kéo dài chính sách hỗ trợ đến hết năm 2024.

TP.HCM quy hoạch các KCN tập trung để thu hút các "ông lớn"

Về thị trường BĐS thời gian qua thị trường bị thu hẹp đáng kể. Các khó khăn của BĐS đã tác động nặng nề tới hầu hết các ngành kinh tế nên việc phục hồi thị trường là nhu cầu cấp thiết.

Vì vậy, cộng đồng DN kiến nghị phát triển thị trường BĐS theo từng phân khúc.

Đối với thị trường BĐS công nghiệp, khó khăn là vấn đề nguồn cung và pháp lý đất khu công nghiệp (KCN).

Bên cạnh đó, hình thức thuê đất trả tiền hàng năm không gắn liền với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm mất khả năng thế chấp vay làm giảm sức cạnh tranh của các KCN tại TP.HCM so với các tỉnh trong khu vực, nên xem xét điều chỉnh phù hợp.

Đồng thời TP cũng nên qui hoạch một số KCN tập trung ở ngoại thành có diện tích đủ lớn cho các tập đoàn đa quốc gia xây dựng đại bản doanh như Apple, Boeing, Google, Siemens, Amazon, Foxcom..

Từ đó tạo cơ hội cho các DN trong nước cung cấp dịch vụ sản xuất phụ trợ và tạo việc làm cho người lao động.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Miếng bánh đất hiếm và lựa chọn của Việt Nam (01/11/2023)

>   Vượt 'cơn gió ngược', nhiều công ty lãi cả ngàn tỉ (01/11/2023)

>   Vietnam Airlines lãi gộp hơn 4.100 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023 (31/10/2023)

>   Nhiều nhân tài ngành game Việt Nam đang 'ẩn mình vào bóng tối, không lộ diện' (31/10/2023)

>   Nhà hàng Thủy Tạ ở Đà Lạt được đấu giá thuê 15 tỷ đồng/năm (31/10/2023)

>   Ra mắt Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Bình Định (31/10/2023)

>   Giá gas tháng 11 tiếp tục tăng 4.000-5.000 đồng/bình 12kg (31/10/2023)

>   Lấy hóa đơn, người mua hàng trúng thưởng lên đến 185 triệu đồng (31/10/2023)

>   Tài sản của 5 tỉ phú Việt trong top những người giàu nhất thế giới (31/10/2023)

>    Đồng Tháp: Sắp diễn ra ngày hội Hội quán Đất Sen hồng (31/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật