Thứ Ba, 03/10/2023 16:10

Nhịp đập Thị trường 03/10: Thêm một phiên giảm sâu

Kết phiên VN-Index rớt thảm 37.15 điểm (3.22%) còn 1,118.1 điểm. HNX-Index giảm 10.04 điểm (4.24%) còn 226.68 điểm. UPCoM giảm 2.01 điểm, 2.27% còn 86.68 điểm. Điểm số cả 3 sàn hôm này đều rất… phong thuỷ. Tuy nhiên lòng nhà đầu tư lại chẳng vui chút nào.

Ngành chứng khoán giảm sâu nhất 6.49 điểm 12 cổ phiếu sàn, và 13 cổ phiếu còn lại đa số cũng gần sàn. Một ngày sụp đổ của cổ phiếu dòng này. Và với mức giảm ngày càng sâu của các chỉ số, cổ phiếu chứng khoán sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Tuy nhiên việc triển khai hệ thống KRX trong tương lai gần vẫn là chỗ dựa của cổ phiếu ngành này. Nếu thị trường không giảm quá sâu nữa.

Chứng khoán luôn lên với tốc độ của thang bộ và xuống với tốc độ của thang máy. Với mức giảm gần đây, với một số nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao, có thể đã phải trả… còn hơn mắt môi nụ cười.

Có một ngành mà số lượng cổ phiếu sàn còn hơn chứng khoán, 24 cổ phiếu sàn, đó là ngành bất động sản. Trong đó có những cái tên khá lão làng: VPH, TCH, SCR, QCG, PDR, NVL, NRC, LDG, ITA, HDC, HAR, DXS, DXG, DIG, CEO… Toàn những gương mặt nổi bật trong ngành.

Hơi khó để lý giải những gì đang xảy ra với chứng khoán Việt Nam, có lẽ là theo đà giảm chung của thế giới sau cùng với một đợt lên khá mạnh và dòng tiền có dấu hiệu bị rút ra.

Dòng tiền hôm nay không đến nỗi nào với gần 25,000 tỷ rót vào ba sàn. Tuy nhiên lại “đến nỗi nào” nếu so với một ngày rớt quá sâu như thế.

Giảm margin và chờ thị trường bật lên có lẽ là cách hành xử an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại.

Phiên sáng: Ngân hàng và thép đều giảm mạnh

Ngành thép đang diễn biến xấu hơn giảm sâu hơn ban sáng. HPG (25,000; -1,200; -4.58%), HSG (18,900; -1,200; -5.97%), NKG (18,900; -1,000; -5.03%), POM (5,620; -230; -3.93%) là những tiêu biểu.

Ngành ngân hàng cũng đã giảm mạnh gần 2%, 20 cổ phiếu theo dõi, chỉ có 3 cổ phiếu giảm dưới 1% đó là SSB đứng giá, VCB giảm 0.23% (86,300; -200), ACB (21,750, -150; -0.68%), VCB (86,300; -200; -0.23%).

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) thông báo áp dụng mức lãi suất huy động mới từ ngày 3/10. Với mức lãi suất 5.3% mỗi năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Vietcombank đã đưa lãi suất huy động của ngân hàng này xuống mức thấp nhất trong lịch sử, thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng COVID-19.

10h25: Một số mã ngược dòng thị trường

Đáng chú ý, YEG ngược dòng thị trường và tăng trần (13,600; 850; 6.67%), đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp. Công ty này vừa chào bán thành công 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Sau đó Công ty tiếp tục thực hiện lấy ý kiến cổ đông tiếp tục tăng vốn điều lệ.

Ngày 16/10, YEG sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản về việc tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, thời gian lấy ý kiến từ ngày 20/10 đến ngày 30/10.

Một cổ phiếu khác cũng ngược dòng trong ngày thị trường giảm mạnh là RDP đang tăng trần (10,600; 660; 6.6%). Trùng hợp đây cũng là phiên tăng trần thứ hai liên tiếp của RDP.

Mới đây, Rạng Đông Holding đã thông qua việc triển khai phương án chào bán dự kiến 30 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá chào bán 10,000 đồng/cp. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 4/2023 - quý 2/2024. Tổng số tiền dự kiến thu về (300 tỷ đồng) sẽ dùng để trả nợ vay tại ngân hàng BIDV và trả nợ Ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank.

Tuy nhiên, Rạng Đông Holding mới đây đã thua kiện doanh nghiệp Nhật Bản (Sojitz Planet Corporation) và phải chịu bồi thường hơn 156.9 tỷ đồng cùng nhiều khoản phí có giá trị hơn 21 tỷ.

Mở cửa: Cổ phiếu chứng khoán đồng pha với thị trường

Hôm qua Thị trường Mỹ đã có một phiên lưỡng lự, chỉ số Dow Jones giảm 0.22% còn 33,433 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0.01% lên 4288 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.67% lên 13,307 điểm.

Tới 9h21, các thị trường Châu Á và Úc có mở cửa sáng nay đều đang giảm mạnh, Nikkei 225 giảm 1.47% còn 31,326 điểm, HangSeng giảm 3.06% còn 17,364 điểm, S&P/ASX 200 giảm 1.17% còn 6,950 điểm.

Chỉ số phái sinh VN30F2310 mở phiên ATO giảm mạnh 8 điểm từ 1,166.8 điểm còn 1,158.8 điểm. Vào 9h14 VN30F2310 khớp ở mức 1,146.3 điểm. 

VN-Index đang giảm mạnh 21.23 điểm (1.84%) còn 1,134.02 điểm. VN30 giảm 20.73 điểm (1.78%), khớp ở mức 1,146.4 điểm. HNX-Index giảm 5 điểm (2.11%) còn 231.72 điểm, UPCoM giảm 0.79 điểm (0.89%) còn 87.9 điểm.  Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá / số cổ phiếu giảm giá là 21 (1 cổ phiếu trần)/336 (2 cổ phiếu sàn). Tỷ lệ này ở sàn HNX là 16 (1 cổ phiếu trần)/93 (1 cổ phiếu sàn). Độ rộng cổ phiếu tăng giảm đang hết sức tiêu cực thể hiện tâm lý bi quan lan rộng.

Trong rổ VN30 đang có 29 cổ phiếu giảm giá/0 cổ phiếu giảm giá. Cổ phiếu duy nhất đứng giá là SSB.

MWG (50,300; -1,600; -3.1%), VIC (45,800; -1,100 -2.3%), GVR (20,000; -400; -2%) là ba cổ phiếu giảm mạnh nhất trong rổ.

Như lệ thường, cổ phiếu chứng khoán đang là ngành có mức giảm mạnh nhất khi thị trường xuống mạnh (-3%). Tất cả cổ phiếu đang có giao dịch đều đỏ chót. Khi thị trường đi lên với điểm số và thanh khoản đều tăng, cổ phiếu ngành chứng khoán được hưởng lợi cả tự doanh, môi giới và margin. Trong một thị trường xuống khá đột ngột như hiện nay với thanh khoản tóp lại, cả ba mảng này của của công ty chứng khoán có vấn đề. Cổ phiếu chứng khoán là cổ phiếu thường có kết quả kinh doanh không có nhiều tính liên tục, nền tảng…nên những thứ tuyệt đẹp ngày hôm qua có thể rất xấu chỉ sau 1, 2 tuần.

Cổ phiếu ngành dầu khí cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh hôm nay PVC (17,000; -600; -3.41%), PVD (25,150; -850; -3.27%), PVS (36,900, -1,000, -2.64%) là những cổ phiếu tiêu biểu.

Cơn hoảng loạn của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay có sự góp sức thêm của thị trường chứng khoán thế giới đang mở cửa. Sẽ có một ngày giao dịch khó khăn với nhà đầu tư?

Trần Vương

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 03/10/2023: Tăng trong thận trọng (02/10/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 03/10/2023: Giao dịch khá ảm đạm (02/10/2023)

>   Thị trường chứng quyền 03/10/2023: Thanh khoản “èo uột” (02/10/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 02/10: Thanh khoản xuống dốc, thị trường giao dịch trồi sụt (02/10/2023)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 02-06/10/2023: Triển vọng ngắn hạn còn nhiều rủi ro? (01/10/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 02-06/10/2023: Chưa thoát khỏi tình trạng giằng co (30/09/2023)

>   Vietstock Weekly 02-06/10/2023: Rủi ro tiếp tục điều chỉnh vẫn còn (01/10/2023)

>   Chứng khoán Tuần 25-29/09/2023: Tâm lý thận trọng bao trùm (29/09/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 29/09: Bất động sản là nhóm chủ đạo kéo VN-Index thoát hiểm (29/09/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/09/2023: Thị trường biến động khó lường (28/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật