Thứ Năm, 26/10/2023 17:19

Lãi suất vay cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó

Cần có cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2%. Tuy nhiên, cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xu hướng tích cực sau nhiều tháng liên tiếp giảm.

Tuy nhiên, phát biểu tại hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sáng 26-10, bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho hay, tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của các DNNVV cho số liệu khả quan.

Nhưng doanh nghiệp còn gặp không ít những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng hóa, các quy định cần tuân thủ của các thị trường xuất nhập khẩu.

Bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Ảnh: Minh Trúc

Bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Ảnh: Minh Trúc

Một phần nguyên nhân của khó khăn này là do thiếu nguồn lực tài chính để nâng cao năng suất chất lượng, đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng... để đáp ứng yêu cầu thị trường.

Ngoài ra, nghiên cứu của VCCI những năm gần đây cho thấy, tiếp cận tín dụng và tìm kiếm khách hàng luôn là hai vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - nhận định, việc xây dựng các chiến lược, chính sách về tín dụng chưa tiếp cận sát với nhu cầu của các DNNVV, quá trình triển khai chiến lược, chính sách tín dụng còn bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ.

"Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được vay ưu đãi nhiều từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tập đoàn mẹ với lãi suất thấp, trong khi lãi suất vay của các DNNVV Việt Nam cao nên bị thua ngay từ điểm khởi đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu", ông Hội nhấn mạnh.

Do vậy, theo ông Hội, DNNVV Việt Nam cần giải pháp tài chính phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp cũng kiến nghị nghiên cứu và bổ sung cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư đổi mới công nghệ để hỗ trợ các DNNVV đáp ứng yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp cho hàng hóa xuất khẩu...

Bên cạnh đó, về chính sách tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp cho biết, họ cần cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển xuất khẩu.

Cần tiếp tục triển khai Đề án “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”

Thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm trong ngắn hạn, hồi phục trong trung hạn nhưng tốc độ sẽ rất chậm, thương mại và quy mô thị trường hàng hóa thế giới tăng trưởng theo từng khu vực.

Để giúp doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, tại hội thảo các chuyên gia đưa ra một số giải pháp. Đó là doanh nghiệp cần tăng cường quản trị chiến lược, thực hiện hiệu quả việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh gắn với nhu cầu thị trường xuất khẩu, đảm bảo phát triển bền vững.

Hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho DNNVV Việt Nam” sáng 26-10. Ảnh: Minh Trúc

Hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu cho DNNVV Việt Nam” sáng 26-10. Ảnh: Minh Trúc

DNNVV cần đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường trọng điểm và tiềm năng đối với sản phẩm xuất khẩu của mình.

Bên cạnh đó, các DNNVV cần nghiên cứu, đề xuất với các ngành chức năng tiếp tục đàm phán, tháo gỡ các hàng rào kỹ thuật, xã hội và môi trường, ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau với các nước, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Về chính sách tài chính, tín dụng, cần có cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển xuất khẩu của các DNNVV.

Đặc biệt, TS Hội khuyến nghị cần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ cho các DNNVV xuất khẩu trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

MINH TRÚC

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Du lịch ế do giá vé máy bay? (26/10/2023)

>   Băng tần dùng cho mạng 5G có giá khởi điểm gần 4.000 tỉ đồng (26/10/2023)

>   Cách nào để giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt 95%? (26/10/2023)

>   Quảng bá du lịch TP.HCM tại Luông Pha Băng, Lào (26/10/2023)

>   Chuẩn bị nhân lực đón các đại gia ngành bán dẫn đến Việt Nam (26/10/2023)

>   Việt Nam – Trung Quốc bàn việc mở rộng cửa khẩu Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan (25/10/2023)

>   Ngành nhựa nội địa là ‘miếng bánh thơm’ của nhà đầu tư ngoại (25/10/2023)

>   Bản tin kinh tế 25/10: Đề xuất giảm thuế VAT cho ngân hàng; EVN hết độc quyền (25/10/2023)

>   Nhân sự ngành công nghệ thông tin chật vật tìm việc (25/10/2023)

>   Quảng Ngãi sẵn sàng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư (25/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật