Thứ Sáu, 20/10/2023 08:19

Kinh tế số được dự báo tăng trưởng nhanh gấp hai lần GDP vào năm 2030

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng 28% so với năm 2021 (từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD)-mức tăng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hơn thế nữa, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh gấp hai lần GDP vào năm 2030 (19% so với 9%).

Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 19% vào năm 2030.

Theo nhận định của Quỹ Golden Gate Ventures (Singapore), Việt Nam là “ngôi sao đang lên” trong lĩnh vực khởi nghiệp của khu vực Đông Nam Á, thuộc Tam giác vàng khởi nghiệp của Đông Nam Á cùng với Singapore và Indonesia.

Tại Diễn đàn Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 (Vietnam Venture Summit 2022), số vốn cam kết đầu tư của 41 quỹ đầu tư trong 3 năm (2023-2035) cho khởi nghiệp sáng tạo là 1.5 tỷ USD và tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong giai đoạn này dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD.

Tuy nhiên, để đạt được mức kỷ lục giá trị vốn đầu tư khởi nghiệp như năm 2021 (1.4 tỷ USD), một số chuyên gia dự báo phải đến năm 2025, thị trường mới có thể quay trở lại đạt mốc trên 1 tỷ USD vốn đầu tư và đòn bẩy từ sân nhà là yếu tố vô cùng cần thiết.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia cần kết nối và dẫn dắt việc đổi mới sáng tạo

Được thành lập vào năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tập trung tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư trong nước, đồng thời, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.

Trung tâm cũng đã hỗ trợ cung cấp, kết nối các nguồn lực dưới nhiều hình thức cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời, tham gia đề xuất, xây dựng các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thông qua các đối tác uy tín trong và ngoài nước, NIC đã tổ chức các chương trình đào tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ chuyên sâu, đưa ra các gói hỗ trợ ưu đãi, và kết nối doanh nghiệp với các đối tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong mỗi doanh nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động trong nước, NIC bước đầu thành công trong việc phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIN) trên toàn cầu với hàng loạt các sự kiện nhằm hỗ trợ kết nối các trí thức, nhà khoa học Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài với doanh nghiệp khởi nghiệp, tập đoàn trong nước. Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 2,000 thành viên gồm: Hoa Kỳ (Bờ Đông và Bờ Tây), Đức, châu Âu, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Đồng thời, NIC đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nhận biết và giải quyết các trở ngại về quy định và chính sách mà các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đang gặp phải, từ đó đề xuất, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam. NIC cũng đề xuất các quy định mới về đầu tư cho đổi mới sáng tạo, xây dựng cơ chế khuyến khích và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công và mở rộng mạng lưới đổi mới sáng tạo trên cả nước.

Nhận rõ nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoá các mục tiêu đổi mới sáng tạo dài hạn, NIC hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới; tiếp cận thị trường và khách hàng tiềm năng, giúp họ thiết lập quan hệ đối tác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và xây dựng định vị thương hiệu ngay từ những ngày đầu. Cùng với đó, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có cơ hội gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, khách hàng lớn trong nước và trên thế giới.

Một số chương trình nổi bật như: Sáng kiến Việt-Nhật về thúc đẩy đổi mới sáng tạo giúp kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Nhật Bản; tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp tại thị trường quốc tế như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore; Diễn đàn Qũy Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIIE) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và công nghệ tới khách hàng tiềm năng…

Những chương trình tiêu biểu này và nhiều hoạt động khác đều được NIC “bắt tay” với các đối tác lớn triển khai để khơi nguồn sức mạnh sáng tạo Việt Nam, từng bước hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   "Nghị quyết 24 là động lực để Vùng Đông Nam Bộ cất cánh" (19/10/2023)

>   WB: Dù tăng trưởng, Việt Nam vẫn cần cải thiện môi trường kinh doanh (17/10/2023)

>   Việt Nam và Nhật Bản sắp nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện (17/10/2023)

>   Để chính sách tiền lương trở thành đòn bẩy cho cải cách và phát triển (17/10/2023)

>   Thủ tướng khẳng định 3 cam kết lớn của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài (16/10/2023)

>   Phó Thủ tướng: GDP dự kiến năm 2023 chỉ tăng 5% nhưng vẫn thuộc nhóm có tăng trưởng cao của khu vực (16/10/2023)

>   Bộ Tài chính: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần (16/10/2023)

>   Nếu tỷ giá vẫn chịu áp lực… (14/10/2023)

>   ADB: Việt Nam cần duy trì động lực đầu tư công để phục hồi kinh tế (13/10/2023)

>   HSBC giữ nguyên dự báo năm 2023 tăng trưởng GDP 5%, nâng lạm phát bình quân lên 3.4% (12/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật