Thứ Hai, 16/10/2023 11:42

Phó Thủ tướng: GDP dự kiến năm 2023 chỉ tăng 5% nhưng vẫn thuộc nhóm có tăng trưởng cao của khu vực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, dự kiến tăng trưởng kinh tế mục tiêu năm 2023 không đạt nhưng tăng trưởng 5% vẫn cao so với dự báo, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á; hơn nữa IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng 2.9%.

Sáng 16/10/2023, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội 2023, dự kiến kế hoạch 2024. Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết kinh tế - xã hội năm nay tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, khi 10 trong 15 chỉ tiêu Quốc hội giao đạt và vượt mục tiêu. Tuy nhiên, 5 chỉ tiêu sẽ không đạt, trong đó năng suất lao động năm thứ 3 liên tiếp không đạt mục tiêu. Cùng đó, chỉ tiêu tăng trưởng năm nay giảm đáng kể, khi GDP cả năm ước tăng trên 5%. Mức này thấp hơn mục tiêu 6.5% Quốc hội giao và yêu cầu phấn đấu 6% được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại cuộc họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

"Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận xét.

Dự báo nhiều khó khăn hiện hữu, song Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ hồi phục vào 2024-2025. Nhưng để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6.5-7% là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, theo Thường trực Ủy ban Kinh tế.

Nhất trí với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế rất toàn diện, sâu sắc, cũng như nhất trí với ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để hoàn thiện Báo cáo đánh giá kinh tế - xã hội sâu hơn về các vấn đề mà UBTVQH quan tâm.

Về tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh khó khăn nhưng với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao vai trò của Quốc hội và khẳng định, trong suốt từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Quốc hội luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Chính phủ. Không chỉ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện của Chính phủ như trong quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, các cơ chế chính sách đặc thù hiện này có sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của Quốc hội. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ làm sâu sắc hơn các vấn đề này trong báo cáo đánh giá. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung được nêu tại phiên thảo luận

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã rà soát lại các phương án dự báo đạt khoảng 5% trong năm nay, và cho rằng tuy không đạt nhưng so với tình hình chung của thế giới, đây là kết quả rất đáng khích lệ và trân trọng. Và Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu, vì tinh thần chung của Chính phủ quyết tâm thực hiện cao nhất mục tiêu của năm nay và đang tập trung chỉ đạo thực hiện.

Về một số chỉ tiêu quan trọng, Chính phủ và các bộ ngành sẽ cố gắng đạt các chỉ tiêu về: tốc độ tăng trưởng và GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp, chế biến chế tạo trong GDP hay năng suất lao động, tỉ trọng lao động nông nghiệp trên tổng lao động xã hội.

Về năng suất lao động của năm 2023, dự kiến thấp hơn mục tiêu đề ra. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này sẽ được Bộ tiếp tục làm rõ hơn trong báo cáo với Quốc hội.

Thứ nhất là do tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đạt thấp. Thứ hai là do sản xuất công nghiệp, xây dựng và bất động sản khó khăn. Một bộ phân người lao động chuyển sang bộ phận dịch vụ phi chính thức với năng suất thấp hơn. Thứ ba, là do một bộ phận người lao động chuyển việc mới thì cần thời gian đào tạo lại nên đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động hiện nay.

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Bộ sẽ tiếp tục phân tích rõ hơn, tiếp thu và làm sâu hơn các vấn đề mà UBTVQH đã nêu như các tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ, phòng chống tham nhũng, chất lượng của doanh nghiệp gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu

Tiếp thu các ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu cũng bày tỏ đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trong đó báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã được Trung ương thảo luận sau đó được tiếp thu, hoàn thiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Phó Thủ tướng Chín phủ Lê Minh Khái khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến tại Phiên họp để hoàn thiện Báo cáo tốt nhất; đồng thời thông tin thêm về một số vấn đề thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.

Về chỉ tiêu tăng trưởng, Phó Thủ tướng cho biết, dự kiến mục tiêu năm 2023 không đạt nhưng tăng trưởng 5% vẫn cao so với dự báo, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á; hơn nữa IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng 2.9%. Có được kết quả tích cực này có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ vào cuộc quyết liệt.

Về các quy hoạch, mặc dù đã có cố gắng đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn chậm gần 90% quy hoạch đã được phê duyệt, được thẩm định là sự cố gắng rất lớn. Hiện đã có 14 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch; trong đó có sự đóng góp và hỗ trợ của Quốc hội trong việc mà phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia và Kế hoạch sử dụng đất.

Về giải ngân kế hoạch đầu tư công, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, mặc chưa đạt như mong đợi nhưng đã có cải thiện so với năm 2022, đây là nỗ lực lớn của các bộ, ngành địa phương.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục rà soát triển khai các chính sách, cơ chế đặc thù đã có, tăng cường hoạt động của hội đồng vùng, cổ phần hóa và thoái.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần (16/10/2023)

>   Nếu tỷ giá vẫn chịu áp lực… (14/10/2023)

>   ADB: Việt Nam cần duy trì động lực đầu tư công để phục hồi kinh tế (13/10/2023)

>   HSBC giữ nguyên dự báo năm 2023 tăng trưởng GDP 5%, nâng lạm phát bình quân lên 3.4% (12/10/2023)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Khẩn trương cắt giảm chi phí bất hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp (12/10/2023)

>   Ông Phan Văn Mãi: Kinh tế TP HCM có thể tăng 6-7% (10/10/2023)

>   Thủ tướng: Đẩy mạnh số hóa giao dịch bất động sản, làm sạch dữ liệu người giao dịch chứng khoán (10/10/2023)

>   Đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế (09/10/2023)

>   Thông báo Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (09/10/2023)

>   Việt Nam mong muốn sớm ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với UAE (08/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật