Thứ Tư, 25/10/2023 15:53

Khai mạc 4 triển lãm quốc tế máy móc ngành dệt may ở TP.HCM

Triển lãm Quốc tế máy móc ngành dệt may thu hút hơn 500 nhà triển lãm từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày 25-10, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM đã khai mạc 4 triển lãm Quốc tế máy móc ngành dệt may.

Video: Khai mạc 4 triển lãm quốc tế máy móc ngành dệt may ở TP.HCM

4 triển lãm gồm: Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành Dệt may (VTG 2023), triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về nguyên phụ liệu ngành Dệt và may (VITATEX 2023), triển lãm Quốc tế về ngành Nhuộm và Hóa chất (DYECHEM 2023), triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp Da Giày và nguyên phụ liệu (VFM 2023).

Triển lãm thu hút hơn 500 nhà triển lãm từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Việt Nam… với trên 830 gian hàng.

Ban tổ chức cho biết, với mục tiêu thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam hiện đại hóa, số hóa, VTG 2023 đã mời các nhà sản xuất thiết bị dệt may quốc tế nổi tiếng đến trình làng các công nghệ tự động hóa tiên tiến.

Khách tham quan triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Khách tham quan triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Bà Judy Wang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp Thị Yorkers, đại diện ban cho tổ chức cho biết, dù ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt thách thức nhưng đây là thời điểm quyết định để các doanh nghiệp chủ động đánh giá chất lượng nhà máy, kiểm tra toàn diện các dây chuyền sản xuất.

Đồng thời, tận dụng việc triển khai công cụ số hóa để nâng cao hiệu suất tổng thể và giảm chi phí cuối cùng. Qua đó, doanh nghiệp biến khủng hoảng thành cơ hội cho chính mình.

Khách tham quan tìm hiểu các loại vải quảng bá tại triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Khách tham quan tìm hiểu các loại vải quảng bá tại triển lãm. Ảnh: TÚ UYÊN

Sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Châu Âu phải đạt tiêu chuẩn OEKOTEX. Ảnh: TÚ UYÊN

Sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Châu Âu phải đạt tiêu chuẩn OEKOTEX. Ảnh: TÚ UYÊN

Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội dệt may thêu đan TP.HCM cho biết, triển lãm VTG rất cần thiết cho doanh nghiệp dệt may. Hiện nay thị trường Châu Âu đòi hỏi sản phẩm đạt chuẩn OEKO TEX. Vì vậy, nếu doanh nghiệp lựa chọn phát triển bền vững thì phải cân nhắc đầu tư máy móc để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo ông Việt, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành dệt may giảm 20% so với cùng kỳ.

Triển lãm do VINEXAD (Bộ Công thương) phối hợp Công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại và Tiếp Thị Yorkers tổ chức cùng sự hỗ trợ Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Hội Da Giày TP.HCM…

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Những điểm du lịch mới nổi ở Việt Nam (25/10/2023)

>   Ngắm bình minh ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Đồng Tháp (25/10/2023)

>   Nhiều khách sạn 5 sao ở Khánh Hòa không đạt tiêu chuẩn về nhân viên phục vụ (25/10/2023)

>   Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác về khoa học, công nghệ (25/10/2023)

>   Tập đoàn của Anh muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam (25/10/2023)

>   Nhà kinh doanh tìm cách thoát ế mùa mua sắm cuối năm (25/10/2023)

>   Có công ty giá trị tăng hơn hai lần nhờ đổi mới (24/10/2023)

>   Phụ tùng ô tô – điểm sáng hiếm hoi trong danh mục xuất khẩu chủ lực (24/10/2023)

>   Bản tin kinh tế 24/10: Quy định mua bán vàng miếng; lại lo thiếu điện năm 2024 (24/10/2023)

>   Hoàn thiện chính sách, đề xuất tăng mức hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp (24/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật