Thứ Ba, 17/10/2023 20:33

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ không kịp áp dụng từ ngày 1/1/2024

Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ không thể áp dụng từ 1/1/2024 vì phải đến cuối năm 2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới có thể đưa ra khuyến nghị trình Chính phủ.

Quy định về tiền lương tối thiểu vùng đang được áp dụng từ 1/7/2022 đến nay. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chiều nay, 17/10, tại cuộc họp báo thông tin về kết quả thực hiện chính sách lao động, người có công và xã hội 9 tháng năm 2023 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức, ông Tống Văn Lai, Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ lùi thời gian trình phương án tăng lương tối thiểu tới cuối năm nay.

Theo ông Lai, Hội đồng Tiền lương Quốc gia dự kiến sẽ bàn bạc về thời điểm và mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 vào cuối quý 4/2023, cuộc họp sẽ diễn ra khoảng cuối tháng 11/2023 đầu tháng 12/2023.

Điểm lại 10 năm qua, lương tối thiểu thường điều chỉnh vào ngày 1/1 hàng năm nhưng riêng năm 2022 lại điều chỉnh vào ngày 1/7, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Vì vậy, ông Lai cho biết năm 2024 cũng sẽ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng vào ngày 1/1/2024.

"Vì quý 4/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới họp bàn phương án, sau đó khuyến nghị Chính phủ, Sau khi Chính phủ thông qua phương án dựa theo khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật nên chắc chắn không kịp điều chỉnh lương tối thiểu vào 1/1/2024," ông Lai lý giải.

Ông Lai cho biết Hội đồng Tiền lương Quốc gia hiện nay có 17 thành viên gồm 5 thành viên thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 5 thành viên đại diện doanh nghiệp, 5 thành viên đại diện người lao động và 2 chuyên gia độc lập. Từ khi thành lập đến nay, trong 10 năm qua, Chính phủ đều điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Trước đó, tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm nay mới bàn thảo tiếp về mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gỗ... khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm... Việc điều chỉnh mức tăng và thời điểm tăng sẽ cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.

Từ ngày 1/7/2022 đến nay, lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu; vùng 2 là 4,16 triệu, vùng 3 là 3,64 triệu và vùng 4 là 3,25 triệu đồng./.

Hồng Kiều

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP HCM nghiên cứu miễn học phí cho học sinh (17/10/2023)

>   5 mẹo giúp duy trì tinh thần khỏe mạnh khi theo dõi tin tức (17/10/2023)

>   Tràn lan các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” trên mạng xã hội (14/10/2023)

>   Ăn cá khoai, nhớ hoài mùa “lộc biển” (14/10/2023)

>   Án phạt kỷ lục chờ VNZ vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ? (12/10/2023)

>   Bí kíp giúp sữa Ông Thọ giữ vững phong độ gần 50 năm (10/10/2023)

>   Từ năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định thế nào? (10/10/2023)

>   Cước vận chuyển hàng trong nước đắt hơn quốc tế, doanh nghiệp lo (09/10/2023)

>   Món ngon từ… mít (07/10/2023)

>   Yêu cầu các hãng hàng không báo cáo việc ‘sốt ảo’ vé Tết (05/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật