Thứ Sáu, 06/10/2023 10:35

Đã thanh tra bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi và AIA, tiếp tục thanh tra 8 doanh nghiệp

Từ nay đến cuối năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch năm đã đề ra.

Ngày 5-10, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Tài chính, ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã trả lời báo chí về việc thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Đã thanh tra bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi và AIA, tiếp tục thanh tra 8 doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm

Ông Doãn Thanh Tuấn cho biết trong năm 2023 Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành thanh tra 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đang thanh tra Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife và 1 doanh nghiệp khác. Cũng theo ông Tuấn, từ nay tới cuối năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, đối với việc thực hiện kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã công bố trước đó là Prudential, Sun Life, BIDV Metlife, MB Ageas, gồm kiến nghị về chuyên môn và tài chính.

"Với kiến nghị về chuyên môn, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chấp hành. Đôi với kiến nghị về tài chính, đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đang phối hợp với cơ quan thuế thực hiện"- ông Tuấn cho hay.

Trước đó vào ngày 30-6, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential (Prudential), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas), Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life (Sun Life) và Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife).

Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Một số hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Minh Chiến

Người lao động

Các tin tức khác

>   Những trường hợp đóng BHXH 15 năm chưa được nhận lương hưu (03/10/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, hoạt động bảo hiểm gặp khó trong 9 tháng đầu năm 2023 (29/09/2023)

>   Người mới đóng bảo hiểm xã hội không được rút 1 lần? (28/09/2023)

>   Đề nghị kiểm toán chuyên đề về bảo hiểm nhân thọ (27/09/2023)

>   Cổ phiếu nào được tự doanh công ty bảo hiểm nắm giữ nhiều nhất? (27/09/2023)

>   Bảo Việt dành hơn 8 tỷ đồng cho Quỹ học bổng “Bảo Việt - Niềm tin thắp sáng tương lai” (25/09/2023)

>   Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngoại nào giảm lãi mạnh nhất trong nửa đầu năm 2023? (23/09/2023)

>   Ngăn biến tướng bảo hiểm nhân thọ: Phạt 100 triệu đồng sao đủ răn đe? (21/09/2023)

>   Chủ tịch Quốc hội: Rút hay không rút BHXH một lần là quyền của người lao động (21/09/2023)

>   Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội: Dự kiến chi trả bảo hiểm trên 10 tỷ đồng (20/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật