Thứ Bảy, 07/10/2023 20:30

Chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng bằng chiêu lừa cho vay tiền qua ví điện tử

Các đối tượng đã yêu cầu người cần vay tiền cung cấp thông tin cá nhân để lập tài khoản ví điện tử rồi chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng của nhiều người trong cả nước.

Ngày 7-10, Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đang tạm giữ 2 đối tượng lừa cho vay tiền qua mạng xã hội, chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng của người dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng bằng chiêu lừa cho vay tiền qua ví điện tử - Ảnh 1.

2 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng qua mạng

Trước đó, Công an TP Buôn Ma Thuột và Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Đắk Lắk nhận được đơn trình báo của 1 người dân về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt 15 triệu đồng.

Theo trình báo, do cần tiền làm ăn, người này đã vào Facebook thấy có quảng cáo cho vay tiền lãi suất thấp, thủ tục đơn giản nên liên hệ để vay. Sau đó, có nhiều người tư vấn yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để vay tiền và mất 15 triệu đồng trong tài khoản.

Tiếp nhận tin báo, Công an TP Buôn Ma Thuột phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc xác minh và làm rõ 2 đối tượng gây ra vụ lừa đảo là Trần Thanh Thọ (25 tuổi) và Phan Văn Trung (34 tuổi, cùng ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

Ngay sau đó, 1 tổ công tác đã đến tỉnh Quảng Nam nhưng 2 đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa phương. Lần theo dấu vết, lực lượng công an xác định Trung đang lẩn trốn ở TP Cần Thơ còn Thọ đang lẩn trốn ở TP Đà Nẵng. Do đó, 2 tổ công tác đã phối hợp với công an 2 địa phương và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an bắt giữ thành công 2 đối tượng.

Tại cơ quan công an, Phan Văn Trung khai nhận sau khi tìm hiểu cách cho vay tiền qua mạng, Trung đã mua một số tài khoản mạng xã hội rồi đăng tải thông tin cho vay. Khi có người hỏi vay tiền, các đối tượng gọi điện lấy lòng tin và yêu cầu cung cấp thông tin về căn cước công dân, số thẻ ngân hàng, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại.

Sau đó, các đối tượng tạo lập tài khoản ví điện tử "Zalo Pay" đứng tên người vay tiền. Từ tài khoản "Zalo Pay" này, các đối tượng yêu cầu người vay cung cấp mã OTP báo về số điện thoại, kết nối tài khoản ngân hàng của người vay. Từ đó, các đối tượng chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân mua thẻ game rồi bán cho người có nhu cầu.

Bước đầu, 2 đối tượng khai nhận từ đầu tháng 1-2023 đến nay đã lừa đảo chiếm đoạt của rất nhiều người ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền hơn 5 tỉ đồng.

C. Nguyên

Người lao động

Các tin tức khác

>   Ai phải báo cáo khi người dân chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên? (07/10/2023)

>   Tiền gửi dân cư "chảy" vào ngân hàng tiếp tục tăng (07/10/2023)

>   Ngân hàng dự báo lãi suất tiếp tục giảm trong quý cuối năm (06/10/2023)

>   VDSC: NHNN đối phó với bộ ba áp lực tỷ giá, lạm phát và thanh khoản dư thừa (06/10/2023)

>   Đằng sau sự thay đổi của tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (06/10/2023)

>   Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để hạ mặt bằng lãi suất cho vay (06/10/2023)

>   Bộ Tài chính lên tiếng về việc ngân hàng cấn trừ nợ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (05/10/2023)

>   Biến những yếu tố tích cực thành động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm (05/10/2023)

>   Hạn chế tác động tiêu cực của tỉ giá (05/10/2023)

>   Tín dụng toàn nền kinh tế đến 29/09 tăng 6.92% (04/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật