Thứ Bảy, 07/10/2023 18:00

Ai phải báo cáo khi người dân chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên?

Khi người dân chuyển khoản 500 triệu đồng, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện, ghi nhận thông tin rồi cuối ngày tổng hợp báo cáo về NHNN để cơ quan này làm cơ sở dữ liệu, phục vụ công việc khi cần thiết.

Liên quan đến Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ 1-12-2023 quy định đối với giao dịch trong nước bằng tiền mặt từ 400 triệu đồng hoặc chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên sẽ phải báo cáo, phóng viên Báo Người Lao động trao đổi nhanh với ông Phạm Tiên Phong, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- NHNN) để làm rõ hơn về nội dung này.

Ông Phạm Tiên Phong, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền

- Phóng viên: Thưa ông, hiện nay người dân cho rằng sắp tới đây việc chuyển khoản 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo. Liệu này việc này có chính xác?

+ Ông Phạm Tiên Phong: Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền quy định giao dịch có giá trị lớn là phải báo cáo. Số tiền giao dịch giá trị bao nhiêu phải báo cáo sẽ do Chính phủ hướng dẫn. Còn việc chuyển tiền điện tử với số tiền bao nhiêu phải báo cáo sẽ do NHNN hướng dẫn.

Theo đó, Thông tư 09 quy định các giao dịch chuyển tiền điện tử giữa người thụ hưởng với người khởi tạo phải báo cáo cho NHNN. Đối tượng báo cáo không phải là người chuyển tiền hay người nhận tiền mà là các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, khi người dân chuyển khoản 500 triệu đồng, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện, ghi nhận thông tin rồi cuối ngày tổng hợp báo cáo về NHNN để làm cơ sở dữ liệu, phục vụ công việc khi cần thiết.

- Vậy các tổ chức tín dụng cần báo cáo những thông tin gì?

+ Các thông tin của người chuyển tiền và người nhận tiền đã được quy rất rõ tại Thông tư 09, bao gồm cả họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ đăng ký thường trú …

- Các giao dịch nào không cần phải báo cáo?

Hiện nay, việc chuyển tiền mà các tổ chức tín dụng không cần báo có 2 trường hợp. Đó là việc chuyển tiền thanh toán giữa các ngân hàng thương mại, chuyển tiền từ thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

- Vậy ai giám sát việc báo cáo của các tổ chức tín dụng? Trường hợp các tổ chức này thực hiện thiếu nghiêm túc, NHNN sẽ có biện pháp gì?

Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ thu thập thông tin, giám sát việc báo cáo của các tổ chức tín dụng. Trường hợp các tổ chức này vi phạm báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền sẽ bị chế tài theo quy định của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng…

Xin cảm ơn ông!

Thy Thơ thực hiện

Người lao động

Các tin tức khác

>   Tiền gửi dân cư "chảy" vào ngân hàng tiếp tục tăng (07/10/2023)

>   Ngân hàng dự báo lãi suất tiếp tục giảm trong quý cuối năm (06/10/2023)

>   VDSC: NHNN đối phó với bộ ba áp lực tỷ giá, lạm phát và thanh khoản dư thừa (06/10/2023)

>   Đằng sau sự thay đổi của tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (06/10/2023)

>   Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để hạ mặt bằng lãi suất cho vay (06/10/2023)

>   Bộ Tài chính lên tiếng về việc ngân hàng cấn trừ nợ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (05/10/2023)

>   Biến những yếu tố tích cực thành động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm (05/10/2023)

>   Hạn chế tác động tiêu cực của tỉ giá (05/10/2023)

>   Tín dụng toàn nền kinh tế đến 29/09 tăng 6.92% (04/10/2023)

>   Vietcombank giảm tiếp lãi suất tiền gửi 12 tháng về mức 5.3%/năm (04/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật