Thứ Năm, 21/09/2023 09:21

Thêm một ông lớn bất động sản Trung Quốc nộp đơn bảo hộ phá sản

Một trong những công ty bất động sản hàng đầu của Trung Quốc, Sunac, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ, ngay sau khi được các chủ nợ chấp thuận cơ cấu lại khoản nợ trị giá gần 10 tỷ USD.

Công ty Sunac đã nộp đơn yêu cầu bảo vệ theo Chương 15 lên Tòa án Phá sản Mỹ ở Quận phía Nam New York vào ngày 19/09. Một tháng trước đó, Evergrande đã có động thái tương tự sau khi báo lỗ 81 tỷ USD trong hai năm qua. Country Garden, công ty xây dựng nhà lớn nhất Trung Quốc, cũng đang bấp bênh trên bờ vực vỡ nợ.

Ngày 18/09, trong hồ sơ nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, Sunac cho biết họ đã được sự chấp thuận của hơn 2,000 chủ nợ để cơ cấu lại khoản nợ 9.9 tỷ USD và các khoản thanh toán lãi cho nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc.

Sunac là công ty bất động sản lớn thứ 10 của Trung Quốc trong tháng 8 tính theo doanh số bán hàng theo hợp đồng, theo CreditSights. Nhưng trước khi vỡ nợ vào năm 2022, đây là công ty bất động sản lớn thứ ba quốc gia này.

Giống như nhiều nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khác, Sunac đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tiền mặt ngày càng trầm trọng, khi doanh số bán hàng sụt giảm trên toàn ngành khiến nhiều công ty không thể trả nợ.

Theo báo cáo thường niên gần đây nhất của Sunac, tổng nợ phải trả của Sunac đạt mức đáng kinh ngạc 1,000 tỷ nhân dân tệ (137.6 tỷ USD) vào cuối năm ngoái, khi doanh số bán hàng năm 2022 giảm 50% so với năm trước.

Việc tham gia vào quá trình bảo hộ phá sản tại Mỹ có thể giúp Sunac China đàm phán với các bên cho vay nước ngoài trong quá trình giải quyết khoản nợ của mình. Nếu Sunac thành công, nó sẽ mang lại niềm tin cho các công ty bất động sản đang gặp khó khăn khác để đứng vững trở lại.

Theo Sandra Chow, đồng giám đốc nghiên cứu thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại CreditSights, đây là công ty bất động sản lớn đầu tiên của Trung Quốc giành được sự chấp thuận như vậy. Bà nói với CNN rằng các thỏa thuận tương tự trước đây đạt được bởi các công ty nhỏ hơn với số tiền ít hơn.

Bà Chow cho biết, Evergrande, công ty bất động sản hùng mạnh một thời của Trung Quốc đã vỡ nợ vào cuối năm 2021, cũng đang tìm cách cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của mình, mặc dù họ kém may mắn hơn trong việc thuyết phục các chủ nợ nước ngoài vì đưa ra các điều khoản kém thuận lợi hơn.

Trong những tháng gần đây, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ ngành bất động sản đang suy yếu, bao gồm hạ thấp yêu cầu đối với người mua nhà. “Nhưng điều quan trọng bây giờ là, chính sách hỗ trợ đó sẽ giúp ích như thế nào trong việc xoay chuyển doanh số bán hàng và hoạt động kinh doanh cơ bản thực tế của họ? Đó mới là mấu chốt của vấn đề”, bà Chow nói.

Kim Dung (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Fed nói gì sau quyết định giữ nguyên lãi suất? (21/09/2023)

>   Fed không nâng lãi suất, nhưng báo hiệu vẫn còn 1 đợt nâng lãi suất trong năm nay (21/09/2023)

>   Hãng dược Eli Lilly của Mỹ kiện nhiều cơ sở bán thuốc Mounjaro giả (20/09/2023)

>   Nợ toàn cầu lập kỷ lục mới 307,000 tỷ đô (20/09/2023)

>   Chờ đợi gì từ cuộc họp của Fed tối nay? (20/09/2023)

>   Lạm phát tiêu dùng tại Khu vực đồng euro không mạnh như dự báo (20/09/2023)

>   Quyết định của Fed phác họa bức tranh nền kinh tế Mỹ trong năm 2024 (19/09/2023)

>   Ba ngân hàng trung ương lớn sẽ thông báo về chính sách lãi suất (18/09/2023)

>   Những con số biết nói trong cuộc đình công ở ngành sản xuất xe hơi Mỹ (17/09/2023)

>   Đồng yen liên tục mất giá: Sức ép hay 'cú hích' nền kinh tế Nhật Bản? (18/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật