Thứ Hai, 18/09/2023 18:46

Bài cập nhật 

Góc nhìn 19/09: Xu hướng tăng được bảo lưu nếu giữ được hỗ trợ 1,190

Theo KBSV, cơ hội hồi phục và quay trở lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn tiếp tục được bảo lưu chừng nào VN-Index vẫn chưa đánh mất ngưỡng hỗ trợ kế tiếp quanh 1,190.

Có rủi ro về vùng 1,180 điểm

CTCK TPS: VN-Index tiếp tục nối dài đà giảm ở tuần trước đó (11 - 15/09) và rơi khỏi mốc hỗ trợ là đường SMA 20 ngày. Tuy nhiên, đà giảm sâu trong phiên đã chững lại khi chỉ số lùi sâu về mức tâm lý 1,200 điểm (nơi có sự hội tụ của đường SMA 50 ngày) thể hiện qua hình ảnh bóng nến dưới xuất hiện tại đây.

Diễn biến này kỳ vọng lực cầu sẽ trở lại tại đây, qua đó giúp chỉ số lấy lại đà tăng. Xét về thanh khoản, khối lượng giao dịch của thị trường tiếp tục sụt giảm, điều này phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư ở vùng giá hiện tại sau khi chỉ số chung không thể vượt được vùng đỉnh liền kề quanh mốc 1,245 điểm. Hiện tại, sự chú ý của nhà đầu tư sẽ đổ dồn về diễn biến của thị trường tại hỗ trợ 1,200 điểm.

Nếu thành công giữ vững mức hỗ trợ này, chỉ số sẽ có cơ hội tăng điểm trở lại. Ngược lại, nếu chốt chặn trên bị phá vỡ, VN-Index sẽ có rủi ro lùi về các mức cân bằng sâu hơn quanh 1,180 điểm.

Đi quanh vùng 1,211 trong tích cực

CTCK Shinhan (SSV): Thị trường phiên 18/09 giảm hơn 15 điểm, chạm hỗ trợ MA 50 (vùng 1,205) và kết phiên đóng cửa 1,211. Khu vực MA 50 này cũng tương ứng ngưỡng Fibo 0.5 - 0.618 tương đối mạnh. Khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục test khu vực MA 50 này nhiều lần. Nếu gãy MA 50 thị trường sẽ về vùng 1,180 - hỗ trợ cũ trước đây.

Nếu tích cực, thị trường sẽ đi ngang ở vùng 1,211 này trong tuần này (18 - 22/09) và sẽ quay lại nhịp tăng trong tuần sau (25 - 29/09).

Bất động sản, chứng khoán, ngân hàng và dầu khí thay phiên dẫn dắt thị trường

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): Thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh mức hiện tại và chỉ số VN-Index có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần 18/09. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại với vùng hỗ trợ gần nhất là 1,215 - 1,220 điểm, đặc biệt dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu với các bốn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể thay phiên dẫn dắt thị trường và xu hướng dòng tiền là bất động sản, chứng khoán, ngân hàng và dầu khí.

Trong đó, nhóm bất động sản đang bước vào vùng quá bán ở hầu hết các cổ phiếu cho nên nhóm cổ phiếu bất động sản có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật và giúp thị trường giảm áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn, nhưng xu hướng ngắn hạn của nhóm bất động sản vẫn đang trong xu hướng giảm cho nên rủi ro ngắn hạn ở nhóm này vẫn còn cao.

Xu hướng tăng được bảo lưu nếu giữ được hỗ trợ 1,190

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Lực cầu có phần suy yếu kết hợp với áp lực bán chốt lời gia tăng đã khiến cho chỉ số đánh mất ngưỡng hỗ trợ gần quanh 121x, hiện đã đảo vai trò là ngưỡng kháng cự gần của chỉ số. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ ngày một gia tăng, cơ hội hồi phục và quay trở lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn tiếp tục được bảo lưu chừng nào VN-Index vẫn chưa đánh mất ngưỡng hỗ trợ kế tiếp quanh 1,190.

 

Ngưỡng hỗ trợ tâm lý của chỉ số là quanh 1,200 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): VN-Index đang trong quá trình hình thành nền tảng tích lũy để chuẩn bị cho nỗ lực vượt cản trong thời gian tới. Quá trình này là vận động tich cực nhưng sẽ cần nhiều thời gian để thử thách tâm lý nhà đầu tư qua đó hình thành nền chặt chẽ trở lại. Ngưỡng hỗ trợ tâm lý của chỉ số là quanh 1,200 điểm và xa hơn là vùng 1,180 điểm, tương đương đáy của nhịp điều chỉnh cũ.

Xu hướng tăng điểm trung hạn vẫn được duy trì nhưng thị trường đang đối diện với 2 ngưỡng cản quan trọng quanh 1,250 điểm và xa hơn là 1,300 điểm vì thế việc VN-Index rung lắc và hình thành nền tích lũy trước các ngưỡng cản nói trên là bình thường và cần thiết.

 

Phục hồi

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể hồi phục trong phiên kế tiếp (19/09) và mức 1,200 điểm có thể là mức hỗ trợ mạnh cho chỉ số VN-Index. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật giảm về vùng quá bán cho thấy các nhịp hồi kỹ thuật có thể sẽ xuất hiện trong những phiên giao dịch tới, đặc biệt thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ còn giằng co và đi ngang quanh mức hiện tại với khối lượng giao dịch ở mức thấp trong những phiên giao dịch tới. Điểm tích cực là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ không giảm quá mạnh so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và dòng tiền vẫn có dấu hiệu tập trung ở hai nhóm cổ phiếu này. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư đang bi quan trở lại với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung bị hạ từ mức tăng xuống trung tính. Do đó, trong ngắn hạn, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể dừng mua mới và cơ cấu lai danh mục ngắn hạn, nhưng các nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục. Đồng thời, ở giai đoạn này, các nhà đầu tư nên chú ý vào từng cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu.

 

Xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật

CTCK Asean (Aseansc): Khi dòng tiền suy yếu và lực cầu bắt đáy chưa thực sự nhập cuộc, Aseansc dự báo trong phiên giao dịch tiếp theo (19/09), VN-Index sẽ duy trì quán tính giảm điểm trong phiên sáng, chỉ số chung điều chỉnh về vùng hỗ trợ ngắn hạn 1,200 điểm rồi nhiều khả năng sẽ xuất hiện hồi kỹ thuật. Nhà đầu tư nên duy trì quan điểm giao dịch thận trọng, hạn chế mua mới và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cắt lỗ khi cổ phiếu rơi khỏi các vùng hỗ trợ mạnh.

 

 

 

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 18 - 22/09: Thị trường chưa xác định xu hướng rõ ràng? (17/09/2023)

>   Tiềm năng tăng giá của DHC, AST và HAX có khả quan? (18/09/2023)

>   Chuyên gia SSIAM: Việc nâng hạng thị trường ở FTSE Russell sẽ khả thi hơn MSCI (15/09/2023)

>   Chuyên gia Dragon Capital mách nước nhóm cổ phiếu phải có trong danh mục (15/09/2023)

>   Góc nhìn 15/09: Hồi phục trong ngắn hạn? (14/09/2023)

>   Góc nhìn 14/09: Xu hướng tăng ngắn hạn bắt đầu suy yếu? (13/09/2023)

>   Góc nhìn 13/09: Có rủi ro đảo chiều? (12/09/2023)

>   SSI Research: VN-Index có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn (12/09/2023)

>   Góc nhìn 12/09: Rủi ro giảm điểm ngắn hạn (11/09/2023)

>   Chứng khoán bị ảnh hưởng ra sao khi không còn được dùng robot đặt lệnh tự động? (11/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật