Thứ Ba, 12/09/2023 13:35

Đề nghị kiểm toán chuyên đề về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, vấn đề năng lượng, giá điện

Tại Phiên thảo luận cho ý kiến về báo cáo công tác của Kiểm toán Nhà nước sáng 12/9, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Kiểm toán Nhà nước lựa chọn kiểm toán trọng điểm, chuyên đề để công khai nhằm để cho công luận giám sát; Tiếp tục phiên giải trình thực hiện các kết luận kiểm toán để đưa ra những kiến nghị...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.

Thẩm tra Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà nhấn mạnh: Trong 8 tháng đầu năm 2023, KTNN đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện công tác năm 2023 và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cơ bản nhất trí với báo cáo của KTNN về các kết quả đạt được trong 8 tháng đầu năm.

Đến 31/8/2023, KTNN đã xét duyệt 127 nhiệm vụ KHKT, triển khai 114/166 đoàn kiểm toán theo kế hoạch; kết thúc kiểm toán 93 cuộc, xét duyệt 94 dự thảo báo cáo kiểm toán; đã phát hành báo cáo kiểm toán của 61 cuộc kiểm toán. So với cùng kỳ các năm trước cho thấy, việc triển khai KHKT 8 tháng đầu năm 2023 chậm và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Đề nghị KTNN làm rõ lý do việc triển khai KHKT chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước.

So với cùng kỳ năm 2022, số kiến nghị sửa đổi, bổ sung ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tương đương cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số kiến nghị xử lý 8 tháng đầu năm 2023 chỉ bằng 20.6% cùng kỳ năm 2021 và 48.7% cùng kỳ năm 2022. Đề nghị KTNN đánh giá làm rõ nguyên nhân kết quả khá thấp này.

Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán có nhiều chuyển biến tích cực. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, KTNN đã tích cực đôn đốc, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán; phối hợp với Ủy ban Tài chính-Ngân sách tổ chức phiên giải trình việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN niên độ NSNN năm 2021 trở về trước. Tổng hợp sơ bộ kết quả 8 tháng đầu năm thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính đạt 67.4%, cao hơn cùng kỳ năm trước (là 56.3%); sửa đổi, bổ sung ban hành mới 19/270 văn bản quy phạm pháp luật; có 33/183 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà.

Đề nghị KTNN tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kiến nghị kiểm toán để kịp thời thu hồi, xử lý các vi phạm được phát hiện qua kết quả kiểm toán; làm rõ các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân các bộ, ngành, địa phương chậm hoặc không có khả năng thực hiện các kiến nghị của KTNN để sớm có giải pháp khắc phục.

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng và phổ biến pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin, đa số ý kiến nhất trí với kết quả đã đạt được và các tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực này như đã nêu trong báo cáo của KTNN. Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị KTNN làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của KTNN năm 2023; khẩn trương hoàn thành việc ban hành văn bản theo kế hoạch, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Báo cáo rõ kết quả, khả năng triển khai Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin của KTNN giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Về Kế hoạch kiểm toán năm 2024, Thường trực Uỷ ban Tài chính-Ngân sách cơ bản nhất trí với các nguyên tắc, định hướng xây dựng KHKT năm 2024 đã nêu trong báo cáo. Đề nghị KTNN bổ sung nguyên tắc tiếp tục tổ chức các cuộc kiểm toán chuyên đề theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2024 cần tập trung lựa chọn các nội dung trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa, bảo đảm quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài chính công, tài sản công, không để thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Đóng góp ý kiến vào các báo cáo kiểm toán, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao kết quả các cuộc kiểm toán đã đảm bảo chất lượng và đã chỉ ra được nhiều tồn tại, thiếu sót cũng như yêu cầu cần chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động. Những tồn tại, hạn chế được chỉ ra cũng đã có nội hàm cụ thể hơn, có phụ lục chi tiết, đánh giá những khó khăn, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua và có lộ trình phân định trách nhiệm, kết quả khắc phục, kiến nghị tập trung vào những vấn đề mà dư luận và cử tri đang quan tâm như tái cơ cấu định giá ngân hàng, mua bắt buộc, vấn đề năng lượng, giá điện, điện mặt trời...

Tuy nhiên, KTNN cần làm rõ hơn một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như là những kiến nghị chuyển ra các cơ quan chức năng để xử lý. Ngoài những nội dung dự kiến trong kế hoạch kiểm toán năm 2024 về chuyên đề đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin tại các Bộ đã sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước lớn, kiểm toán chuyên đề về ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng công trình, tài chính, ngân hàng, quốc phòng và an ninh thì cũng đề nghị KTNN cân nhắc tập trung vào một số chuyên đề trọng tâm như là giải ngân vốn đầu tư công, các dự án trọng điểm quốc gia, một số tồn tại của ngành điện; vấn đề về năng lượng, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Đây là những vấn đề mà cử tri rất quan tâm nên KTNN có thể nghiên cứu những nội dung đề xuất, cân nhắc để đưa vào nội dung kiểm toán năm 2024.

Lựa chọn kiểm toán trọng điểm, chuyên đề để công khai

Nêu quan điểm tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá KTNN có nhiều đổi mới tích cực. Thời gian tới, KTNN cần tiếp tục bám sát mục tiêu tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu, phương châm “thà làm ít mà tốt”, do đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm tại Phiên họp.

Nhấn mạnh việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, mỗi năm kết quả thanh tra, kiểm toán phát hiện và xử lý nhiều sai phạm cho thấy, công tác này được thực hiện đến nơi đến chốn, song cũng lo vì sao công cụ này hoạt động thường xuyên liên tục như thế mà sai phạm không giảm. Qua quyết toán hàng năm có nhiều vấn đề nói hết năm nọ đến năm kia vẫn cứ tiếp diễn.

Ủng hộ phương châm “làm ít nhưng chất”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan toả, cùng với đó đề cao tính công khai, minh bạc, khách quan, trung thực. Công khai, minh bạch là một trong những “vũ khí” quan trọng nhất của kiểm toán.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, KTNN phải tổ chức họp báo theo quy định. Riêng kiểm toán năm là phải họp báo công khai. Lựa chọn kiểm toán trọng điểm, chuyên đề để công khai. Một mặt cho thấy sức mạnh của kiểm toán, mặt khác để công luận giám sát cơ quan đã làm đúng chưa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý kiểm toán tư vấn phải sâu sắc hơn, phản biện phải sắc bén hơn, xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn, nhất là sai phạm trong ban hành văn bản. Năm nay tập trung đánh giá tác động của các văn bản ban hành sai để đề xuất xử lý nghiêm sai phạm vì thực tế ban hành ra rất nhiều “giấy phép con”, văn bản không đúng pháp luật.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đánh giá cao những kết quả của KTNN trên các lĩnh vực; đồng thời yêu cầu KTNN tiếp thu tối đa các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Tập đoàn lốp xe Trung Quốc xây dựng dự án 500 triệu đô ở Bình Phước (12/09/2023)

>   Những thương vụ tỷ USD trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ (12/09/2023)

>   TP.HCM thúc đẩy hợp tác với Pháp trên nhiều lĩnh vực (11/09/2023)

>   Bộ Công Thương làm rõ về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo (11/09/2023)

>   Bộ Công Thương làm rõ về dự thảo Thông tư khung giá phát điện tái tạo (11/09/2023)

>   Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt-Mỹ nhiều tiềm năng phát triển (11/09/2023)

>   Quan hệ Việt-Mỹ và cơ hội 10 năm tới, ngành nào sẽ hưởng lợi lớn? (11/09/2023)

>   ‘Xuất khẩu đón cơ hội đột phá từ hợp tác kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ’ (11/09/2023)

>   Ông Nguyễn Đình Xứng bị xóa tư cách chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (11/09/2023)

>   Sản lượng điện 8 tháng đạt 186.3 tỷ kWh, tăng 2.7% (11/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật