Thứ Năm, 28/09/2023 07:59

Dầu vọt 3% khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh

Giá dầu tăng 3% vào ngày thứ Tư (27/09), sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo, góp phần làm tăng lo ngại nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh OPEC+ cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 2.55 USD lên 96.51 USD/thùng, sau khi vượt mốc 97 USD/thùng trước đó trong phiên. Hợp đồng dầu WTI cộng 3.16 USD lên 93.54 USD/thùng. Cả 2 hợp đòng dầu đều chạm mức cao nhất trong phiên trong năm nay.

Vào ngày thứ Tư, dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 2.2 triệu thùng trong tuần trước xuống còn 416.3 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 320,000 thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ và phân phối dầu thô Mỹ, giảm 943,000 thùng trong tuần xuống ngay dưới mức 22 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022.

Dự trữ tại Cushing đã giảm gần đến mức thấp trong lịch sử do nhu cầu xuất khẩu và lọc dầu mạnh mẽ, gây ra lo ngại về chất lượng của lượng dầu còn lại tại trung tâm và khả năng giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiếu.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm khi Ả-rập Xê-út và Nga – một phần của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+ – đã gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 1.3 triệu thùng/ngày đến cuối năm, khiến thị trường lo ngại về tình trạng nguồn cung khan hiếm khi sắp bước vào mùa đông.

Có khả năng làm tăng thêm tình trạng nguồn cung khan hiếm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ của ông đảm bảo giá nhiên liệu bán lẻ ổn định sau khi tăng vọt do xuất khẩu tăng.

Đáp lại, Phó Thủ tướng của ông Putin cho biết những đề xuất nhằm hạn chế xuất khẩu nhiên liệu xám, hoặc thay vào đó mua các sản phẩm dầu để sử dụng nội địa sẽ được xuất khẩu.

Chính phủ Nga vào tuần trước đã áp đặt lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel sang hầu hết các nước để ổn định thị trường nội địa, mặc dù sau đó đã nới lỏng phần nào các lệnh cấm này.

Tác động của nguồn cung toàn cầu khan hiếm có thể được giảm nếu lãi suất ảnh hưởng đến nhu cầu.

Trong một tín hiệu mang tính “diều hâu” tại Mỹ, Chủ tịch Fed khu vực Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết vẫn chưa rõ liệu ngân hàng trung ương đã hoàn thành việc nâng lãi suất hay chưa.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay, điều này có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá dầu lên 100 USD/thùng, ai sợ? (27/09/2023)

>   Dầu tăng gần 1% do lo ngại nguồn cung khan hiếm (27/09/2023)

>   Dầu đi ngang khi Nga nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu (26/09/2023)

>   Lệnh cấm xuất khẩu dầu vô thời hạn của Nga có thể gây thiếu hụt toàn cầu (25/09/2023)

>   Quỹ bình ổn còn 7.400 tỉ, sao không chi để hạ giá xăng? (23/09/2023)

>   Chuyên gia: Giá dầu thế giới đang hướng tới những kỷ lục mới (23/09/2023)

>   Dầu có tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần (23/09/2023)

>   Nga tạm cấm xuất khẩu xăng và dầu (22/09/2023)

>   Dầu trồi sụt trong phiên đầy biến động (22/09/2023)

>   Giá xăng RON 95-III tăng 870 đồng lên mức 25,740 đồng/lít (21/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật