Thứ Hai, 11/09/2023 11:26

Bổ sung 5 phương thức khai thác đường cao tốc

Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất bổ sung 5 phương thức để khai thác tài sản kết cấu đường cao tốc, trong đó chú trọng phương thức nhượng quyền kinh doanh – quản lý theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (O&M).

Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 4-2023, hiện chưa thu phí sử dụng. Ảnh: Minh Duy

Cả nước hiện có hơn 1.700 km đường cao tốc đang vận hành, dự kiến đến năm 2030 có 5.000 km. Đây sẽ là khối tài sản lớn của Nhà nước, nếu được quản lý, khai thác tốt thì sẽ mang lại hiệu quả đầu tư.

Theo TTXVN, tại dự thảo Luật Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất bổ sung 5 phương thức để khai thác tài sản kết cấu đường cao tốc gồm trực tiếp tổ chức khai thác (Nhà nước trực tiếp quản lý, thu phí, bảo trì); chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc; nhượng quyền kinh doanh – quản lý theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (O&M).

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dựa trên căn cứ, việc đầu tư vào đường cao tốc gặp khó khăn khi kêu gọi các nhà đầu tư do hành lang pháp lý thiếu tính hấp dẫn. Trong 10 năm tới, nhu cầu vốn ngân sách cho đầu tư mới đường cao tốc lên đến gần 240.000 tỉ đồng, trong khi vốn bảo trì mới chỉ đáp ứng được khoảng 45%.

Hình thức này được hiểu là Nhà nước làm đường cao tốc, sau đó nhượng quyền vận hành (bao gồm việc thu phí và thực hiện bảo trì) cho nhà đầu tư tư nhân. Mô hình này sẽ giải quyết được các bất cập trong hợp tác công – tư về quản lý đường cao tốc. Sau khi Luật Đường bộ ban hành cần có hướng dẫn chi tiết về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng O&M để Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân có cơ sở xây dựng và tổ chức vận hành những dự án hợp tác quản lý khai thác đường cao tốc.

Theo Cục Đường cao tốc Việt Nam, việc nhượng quyền O&M sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn so với phương án tự Nhà nước quản lý, vì Nhà nước sẽ nhận một khoản tiền chuyển nhượng và không phải bố trí vốn hàng năm vận hành, bảo trì.

Cùng với việc đưa vào khai thác hàng loạt dự án đường bộ cao tốc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hiện nay, nhu cầu thực hiện quản lý, khai thác cao tốc theo hình thức O&M sẽ càng trở nên cấp thiết. Song, quá trình triển khai cần vừa đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng đã đầu tư, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – nhà đầu tư – người sử dụng, nhằm thu hồi nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư đường bộ cao tốc để tiếp tục tái đầu tư.

N.Tân

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Đồng Nai: Bố trí nhân lực cho giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm (10/09/2023)

>   Hà Nội: gần 300 héc-ta đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp (09/09/2023)

>   ‘Siêu cảng’ Cần Giờ và những điều cần lưu ý (09/09/2023)

>   Tranh luận về loại đất thỏa thuận để làm nhà ở thương mại (08/09/2023)

>   Đắk Nông đấu giá 79 thửa đất, khởi điểm từ 167 triệu đồng/thửa (08/09/2023)

>   Nghiên cứu xây mới đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh (07/09/2023)

>   Cần Thơ mở bán 962 căn nhà ở xã hội, giá gần 16 triệu đồng/m2 (07/09/2023)

>   Giao dịch nhà đất trong khu dân cư hiện hữu sôi động, tại dự án lại lèo tèo (07/09/2023)

>   Tối ưu hóa kết nối hạ tầng để tạo thuận lợi cho hành khách đi metro (06/09/2023)

>   4 huyện ngoại thành Hà Nội sắp đấu giá hàng trăm thửa đất (06/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật