Thứ Hai, 07/08/2023 10:00

TP Hồ Chí Minh khởi động kinh tế ven sông

Là một đô thị cảng sông với 80 km sông Sài Gòn chảy qua địa bàn thành phố; có đường bờ biển dài 23 km và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc với mật độ lên tới 3.38 km/km2, cho nên việc lần đầu tiên TP.HCM tổ chức lễ hội sông nước (từ ngày 4 đến ngày 6/8) được xem như là… không thể trễ hơn.

Một điểm cần biết, lòng sông Sài Gòn sâu và rộng, đủ sức tiếp nhận các tàu biển và các tàu du lịch lớn; chưa kể các tuyến đường sông của thành phố đều kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và sang Campuchia. Đây chính là tiềm năng để vừa mở rộng đường thủy nội đo vừa phát triển loại hình du lich sinh thái.

Trong những năm gần đây, TP.HCM đã có những điều chỉnh về mặt quy hoạchthành phố nói chung, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế -xã hội nói riêng; trong đó việc điều chỉnh quy hoạch phát triển sông Sài Gòn đã tái định vị vị thế của “món quà tặng” thiên nhiên này đối với mục tiêu phát triển kinh tế ven sông, kinh tế dịch vụ, kinh tế ban đêm của thành phố.

Lấy con sông là điểm tựa, trục phát triển hai bờ Đông -Tây của thành phố đã được hoàn thiện một phần ở phía khu vực bờ Tây - tính từ công viên Ba Son, bến thủy, công viên Bạch Đằng kéo đến cảng Nhà Rồng và tiếp giáp Cầu Mống, Bến Chương Dương và hầu như chưa triển khai gì ở bờ đối diện - quận 2, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Lấy hệ bờ làm vị trí cốt yếu thì hiện đang triển khai đường ven sông, phục dựng và mở rộng, chỉnh trang tuyến đường đi bộ, sẽ tiến tới là tuyến dành cho xe đạp dọc theo bờ sông và thúc đẩy việc phát triển các khu thương mại - dịch vụ để khai thác hệ bờ.

Tất nhiên, muốn qua sông thì phải… xây cầu, thành phố đã có bản “phác thảo” cây cầu đi bộ đầu tiên qua sông Sài Gòn, sẵn sàng nguồn lực cho cầu Thủ Thiêm 4, các cây cầu dân sinh ở các kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên để kết nối giao thông, đạt mục tiêu lộ thông thì tài thông!

Xác định rõ một trong những giải pháp giảm ùn tắc giao thông đường bộ là khơi thông mạng lưới giao thông đường thủy và các bến thủy nội địa. Ngoài việc tăng số lượng xe buýt đường sông là cấp tốc mở thêm các bến thủy; gia tăng tàu chở người, chở hàng và kết nối hệ thống logistics thủy -bộ. Trước mắt sẽ tập trung khai thác khu vực thuộc các quận 1, 7, Bình Thạnh và TP.Thủ Đức. Trong đó, chỉ tính riêng về lượng tàu du lịch, đi kèm “combo” dịch vụ ẩm thực, giải trí trên sông sẽ phải đầu tư hơn nữa cho khu vực từ quận 1 đến quận 7 và mở rộng về phía TP. Thủ Đức.

Và một khi đã tính tới kinh tế ven sông thì bài toán kết hợp với kinh tế dịch vụ và kinh tế đêm cần sớm được giải. Giải từ lõi trung tâm thành phó, với 3 trục động lực của quận 1 bao gồm: trục văn hóa – thương mại – tinh hoa Sài Gòn, tính từ đường Phạm Ngọc Thạch (từ vòng xoay Công trường Quốc tế đến nhà thờ Đức Bà ), Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi), Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang) dự kiến mở 22 tuyến phố đi bộ bên cạnh phố đi bộ hiện hữu Nguyễn Huệ; trục xanh, với công viên 23/9, đoạn từ ga Metro tới đường Tôn Thất Tùng; trục ven mặt nước – tính từ đoạn đầu của bến Bạch Đằng tới Công viên cảng Ba Son, với xa hơn nữa là Landmark 81 và phác thảo Con đường ánh sáng ven mặt nước…

3 trục động lực nói trên là xương sống để “lan” tới 6 cụm chức năng sẽ liên kết các vành đai nhằm tạo thành hệ sinh thái kinh tế dịch vụ, kinh tế ven sông, kinh tế đêm cho quận 1; và sẽ mở rộng ra các quận lân cận và TP.Thủ Đức.

Sau cùng, với chiến lược phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên - qua kinh tế ven sông sẽ song hành và thúc đẩy lẫn nhau tài nguyên văn hóa - di sản lịch sử của thành phố như một mũi nhọn của kinh tế du lịch. Một mặt phục dựng, bảo tồn để mở cửa di sản, hoàn tất di nguyện của tiền nhân nhưng cũng cần có chiến lược khai thác để phát huy các giá trị văn hóa lẫn trị giá kinh tế cho hôm nay và mai sau.

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2023 chính là cuộc mở màn, để từ sông nước, khúc xạ lên hành lang sông, ven bờ là cả một phương thức kinh tế dịch vụ - ban đêm, đang từng ngày từng giờ cần được sớm đánh thức, trỗi dậy.

Quốc Học

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao Bộ Công Thương vẫn 'nói không' với điện mặt trời cho sản xuất? (07/08/2023)

>   Hai nhà máy thủy điện của Trung Nam Krông Nô lại đối mặt mức phạt (07/08/2023)

>   Lương người lao động ngành sản xuất giảm 30-50% (06/08/2023)

>   Thêm 1 cán bộ thuộc Cục Đăng ký đất đai bị bắt vì đưa hối lộ (05/08/2023)

>   Bộ Công Thương trả lời về tính khả thi khi EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần (05/08/2023)

>   Hơn 9.800 tỉ đồng đầu tư 3,6km đường của dự án Vành đai 2 (05/08/2023)

>   EVN: Chỉ còn 6 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện (05/08/2023)

>   Phó Thủ tướng trả lời về giải pháp kéo giảm chi phí logistic và xây dựng đường sắt kết nối cảng biển (05/08/2023)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm sai phạm tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương (04/08/2023)

>   Điện mặt trời mái nhà 'loại trừ' khu công nghiệp: Khó hiểu, lãng phí (04/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật