Thứ Sáu, 04/08/2023 13:35

Phó Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm sai phạm tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương

Liên quan đến sai phạm trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu cần xử nghiêm với tổ chức, cá nhân có sai phạm, xử lý triệt để sai phạm về kinh tế, đất đai, bảo đảm không để thất thoát tài sản nhà nước.

Phó thủ tướng yêu cầu xử nghiêm sai phạm, tồn tại về kinh tế, đất đai khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương.

Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện với nội dung kết luận, kiến nghị tại kết luận thanh tra ngày 7/7/2023, bảo đảm chính xác, khách quan, đúng pháp luật, không để thất thoát tài sản Nhà nước.

Về kiến nghị chuyển thông tin một số vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra, Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật và nghiêm túc rút kinh nghiệm khi chậm ban hành kết luận thanh tra.

Các bộ ngành như Bộ Công Thương, Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại kết luận thanh tra.

Các cơ quan này cần xử nghiêm với tổ chức, cá nhân có sai phạm và xử lý triệt để sai phạm về kinh tế, đất đai, bảo đảm không để thất thoát tài sản nhà nước. Quá trình thực hiện nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, yêu cầu chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Trước đó, theo kết luận thanh tra về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2017, Thanh tra Chính phủ cho biết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn này chậm, xác định giá trị chưa chính xác dẫn tới hàng ngàn tỷ đồng chưa tính đủ.

Một số doanh nghiệp không hoàn thành theo đề án được duyệt, xử lý tài chính, công nợ, đất đai sai quy định; tỉ lệ vốn Nhà nước bán được quá thấp so với phương án, không chọn được nhà đầu tư chiến lược. Cùng đó, quản lý đất đai gắn với cổ phần hóa còn vướng mắc, thiếu chặt chẽ, quyết toán cổ phần hóa chậm.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Điện mặt trời mái nhà 'loại trừ' khu công nghiệp: Khó hiểu, lãng phí (04/08/2023)

>   Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Vẫn còn nhiều rào cản (04/08/2023)

>   Bộ Công Thương đề xuất thay đổi thẩm quyền điều chỉnh giá điện (03/08/2023)

>   Loại bỏ “rào cản,” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển (03/08/2023)

>   HSBC: "Bất chấp thách thức, triển vọng FDI của Việt Nam vẫn nguyên vẹn" (02/08/2023)

>   Đã có 62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm (02/08/2023)

>   Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng năm 2023 ước đạt 35.49% kế hoạch (01/08/2023)

>   Dòng vốn toàn cầu rời Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ (01/08/2023)

>   TP.HCM ra văn bản khẩn liên quan tới đầu tư công (01/08/2023)

>   Bộ Công Thương đề xuất mua bán điện trực tiếp, không qua EVN (01/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật