Thứ Tư, 02/08/2023 16:15

HSBC: "Bất chấp thách thức, triển vọng FDI của Việt Nam vẫn nguyên vẹn"

Nhận định này được Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC đưa ra trong báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 7 - Sự ổn định quý giá”.

Tháng 7, xuất khẩu giảm 3.5% so với cùng kỳ, một phần do hiệu ứng cơ sở. Tương tự, nhập khẩu cũng giảm 9.9%, mức giảm ít hơn trước đây, dẫn đến thặng dư thương mại lớn ở mức 2.2 tỷ USD.

Trong khi đó, tâm lý e dè đối với triển vọng thương mại vẫn tiếp diễn, với chỉ số PMI sản xuất vẫn nằm trong vùng thu hẹp ở mức 48.7. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, chỉ số PMI của Việt Nam ở dưới ngưỡng 50. Tuy nhiên, các chỉ số tần số cao đang bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu ổn định.

Trong tháng 7, doanh số bán lẻ tăng 7.1%, chi tiêu cho dịch vụ là động lực chính, tăng 7.5%.

Khách du lịch quốc tế cũng tiếp tục đến Việt Nam. Tháng 7, Việt Nam đón hơn 1 triệu lượt khách. Cụ thể, lượng khách từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan tiếp tục tăng nhờ tần suất các chuyến bay liên tục phục hồi.

Lạm phát toàn phần tháng 7 tăng 2.1% so với cùng kỳ, vẫn duy trì tốt dưới mức trần 4.5% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm 2023. Đáng khích lệ hơn, lạm phát cơ bản có xu hướng giảm xuống 4.1% so với cùng kỳ, thấp hơn mức trần.

Sau mức tăng trưởng GDP khá khiêm tốn 3.7% trong nửa đầu năm 2023, những dấu hiệu tích cực đang âm thầm xuất hiện. Thách thức không hề mờ nhạt nhưng các chỉ số tần suất cao cho thấy một số dấu hiệu ổn định tích cực.

Bất ngờ lớn nhất xuất hiện ở các lĩnh vực giao thương bên ngoài. Dù xuất khẩu tiếp tục giảm so với cùng kỳ nhưng mức giảm thấp 3.5%. Mặc dù điều này một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi, nhưng xuất khẩu trong tháng 7 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng. Trong khi các mặt hàng xuất khẩu chính, bao gồm dệt may/giày dép và điện thoại tiếp tục chịu sự sụt giảm ở mức hai con số, thì các lô hàng máy tính và linh kiện điện tử lại bất ngờ bù đắp phần nào những khó khăn này, tăng vọt 32% so với cùng kỳ. Các hiệu ứng cơ sở đã phần nào hỗ trợ, nhưng các dấu hiệu đang cho thấy một sự ổn định quý giá - đặc biệt là từ các hoạt động nhập khẩu liên quan đến máy tính. Ngay cả như vậy, điều tương tự không xảy ra đối với chu kỳ điện thoại thông minh, lĩnh vực vốn đang tiếp tục đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng. Mặc dù còn sớm để nói, nhưng các chỉ số PMI tương lai đang cho thấy triển vọng thương mại ngắn hạn của Việt Nam sẽ ổn định hơn - đầu tiên là dừng đà suy giảm, sau đó thương mại sẽ phục hồi rõ ràng hơn.

Bất chấp những thách thức bên ngoài đang tiếp diễn, triển vọng FDI của Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên. Vốn FDI mới đạt 3% GDP trong quý 2/2023, ngang bằng năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh hơn 7% năm 2017, nhưng các điều kiện thắt chặt tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây phần nào lý giải cho sự giảm tốc này. So với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nước nhận FDI lớn thứ hai trong ASEAN tính theo phần trăm GDP, chỉ sau Malaysia. Các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới, bao gồm Infineon, LG, Foxconn, tiếp tục công bố kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Tất cả những yếu tố này mang lại hy vọng rằng lĩnh vực giao thương của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ một khi chu kỳ thương mại khởi sắc.

Ngoài thương mại, các dịch vụ trong nước của Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là trụ cột hỗ trợ kinh tế. Phần lớn là nhờ sự gia tăng khách du lịch quốc tế, khi du khách từ Trung Quốc đại lục tiếp tục đều đặn đến Việt Nam, lượng du khách đạt khoảng 45% so với năm 2019. Lần đầu tiên sau hơn ba năm, Việt Nam lần nữa đón hơn 1 triệu lượt khách trong một tháng. Thật thú vị khi nhận thấy tốc độ du khách Trung Quốc quay lại Việt Nam là cao nhất, vượt xa Thái Lan, vốn là thị trường ASEAN truyền thống đối với du lịch nước ngoài của Trung Quốc. Điều này có lẽ nhờ vào việc phục hồi ổn định các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện ở mức 53% so với năm 2019, chỉ sau Singapore (75%) và Malaysia (57%). Ngoài ra, với thay đổi gần đây trong chính sách nới lỏng thị thực, dự kiến được triển khai từ giữa tháng 8, triển vọng du lịch Việt Nam tiếp tục khả quan.

Mặt khác, lạm phát tiếp tục mang lại nhiều tin tốt. Trong tháng 7, lạm phát toàn phần chỉ tăng 2.1% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức trần lạm phát 4.5% của NHNN, do lạm phát năng lượng tiếp tục giảm (Biểu đồ 4). Mặc dù các dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy lạm phát có thể giảm tốc so với lạm phát toàn phần, động lực lạm phát đã trở nên ít đáng ngại hơn đối với NHNN, điều này đảm bảo sẽ có thêm hỗ trợ tiền tệ. HSBC kỳ vọng NHNN sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, và sẽ là lần cắt giảm lãi suất cuối cùng trong chu kỳ nới lỏng hiện tại. Gần đây, NHNN cũng đã phát đi tín hiệu sẵn sàng thực hiện nhiều biện pháp hơn nếu “điều kiện thị trường cho phép”. Dù vậy, HSBC vẫn thận trọng với những rủi ro gia tăng lạm phát tiềm ẩn, đặc biệt là do hiện tượng El Niño đang ngày càng nhiều hơn. Đà lạm phát lương thực đã tăng mạnh trong hai tháng qua. Một tác động khác chính là các đợt tăng giá năng lượng về sau, với việc EVN gần đây xin phép Chính phủ để tăng giá điện lần nữa do khó khăn tài chính.

Nhìn chung, dù tình hình chưa khởi sắc hoàn toàn nhưng thật tích cực khi thấy Việt Nam đã khởi động nửa cuối năm 2023 với nhiều dấu hiệu cải thiện trong hoạt động kinh tế.

 

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Điểm tựa nào cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? (02/08/2023)

>   Tin vui trong ngày đầu của Nghị quyết 98 (02/08/2023)

>   TP.HCM sẽ xác minh tài sản, thu nhập 168 cán bộ trong đợt 2 năm 2023 (02/08/2023)

>   Thủ tướng yêu cầu NHNN thực hiện việc giảm lãi suất cho vay và đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng (01/08/2023)

>   PMI tháng 7/2023: Số lượng đơn đặt hàng mới cải thiện hơn tháng 6 nhưng vẫn ở mức thấp (01/08/2023)

>   CPI tháng 7/2023 tăng 0.45% so với tháng trước (29/07/2023)

>   Thủ tướng phân công nhiệm vụ triển khai Nghị quyết về thí điểm cơ chế phát triển TPHCM (28/07/2023)

>   Lắng nghe người dân hiến kế: Thực hiện Nghị quyết 98: Tập trung 3 mục tiêu (28/07/2023)

>   Fed nâng lãi suất và động thái ngược chiều từ Việt Nam (27/07/2023)

>   Chính phủ thống nhất sẽ trình Quốc hội một số chính sách liên quan về thuế và Bảo hiểm xã hội (27/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật