Thứ Bảy, 15/07/2023 21:00

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 15/7, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin, đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các Ngân hàng thương mại (NHTM) giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022.

Với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Về điều hành tín dụng, ngày 10/7, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Đây là nỗ lực của NHNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn trong nền kinh tế khó khăn.

Đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước.

Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD triển khai nghiêm túc, khẩn trương chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Đến cuối tháng 5/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt hơn 123.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 54.000 tỷ đồng cho 2.000 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 500 tỷ đồng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng ngành ngân hàng. (Ảnh: SBV).

Đến nay, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa đạt như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân. NHNN đã kịp thời tổng hợp, đánh giá và đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh tín dụng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Kết quả, đến ngày 30/6/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022, Trong đó, các chính sách cho vay theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đạt trên 19 nghìn tỷ đồng. Cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP đạt trên 1.500 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với dư nợ cho vay trên địa bàn các xã đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng.

Thông điệp nào cho 6 tháng cuối năm?

Về định hướng hoạt động ngành Ngân hàng 6 tháng cuối năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục có các giải pháp chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng nhanh tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

NHNN cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các NHTM triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh (nếu có)...

Tuân Nguyễn

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Ngành ngân hàng triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023  (15/07/2023)

>   Các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất cho vay từ 1.5-2% để hỗ trợ doanh nghiệp (15/07/2023)

>   Áp lực tăng trưởng và kịch bản giảm lãi suất cuối năm (15/07/2023)

>   VietABank, Bac A Bank dính hàng loạt sai phạm, cho vay không đủ điều kiện (15/07/2023)

>   Khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng (15/07/2023)

>   VCBS: Lợi nhuận ngân hàng giảm tốc trong năm 2023, phân hóa trong năm 2024  (14/07/2023)

>   Chênh lệch lãi suất đô - đồng mở rộng kéo theo nỗi lo đầu cơ tỷ giá? (14/07/2023)

>   SHB tăng cường hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc Dân (07/07/2023)

>   SeABank - Ngân hàng tiên phong đồng hành phụ nữ, góp phần đề cao giá trị của kết nối tình thân trong ngày gia đình Việt Nam (11/07/2023)

>   Chính sách tiền tệ Việt Nam dưới tác động của chính sách tiền tệ các nước lớn (13/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật