Thứ Bảy, 15/07/2023 08:17

Khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng

TS. Hồ Quốc Tuấn cho biết, trên thực tế khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng bởi bản thân ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt. Đây là “trái tim” cung cấp máu cho nền kinh tế nên khi siết quá chặt thì lượng vốn sẽ bị ứ đọng.

HĐQT ngân hàng phải có trách nhiệm giám sát đầu tiên

Tại talkshow “Bản chất sở hữu chéo: Ngân hàng trong tay “trùm”?”, GS.TS Trần Ngọc Thơ - Đại học Kinh tế TPHCM cho biết trong hơn một thập kỷ qua, nước ta vẫn chưa giải quyết xong vấn đề sở hữu chéo tại ngân hàng.

Rõ ràng việc cho vay trong nội bộ hay trong hệ sinh thái hoàn toàn làm tăng vốn ảo, không có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt là đẩy giá bất động sản, đẩy bong bóng tài sản cố định trong nền kinh tế lên cao, tạo ra một khả năng tiềm ẩn trong báo cáo tài chính”, ông Thơ nói.

Theo TS Lê Đạt Chí - Đại học Kinh tế TPHCM, trong điều khoản của Luật Các Tổ chức tín dụng có quy định giới hạn cho vay các công ty liên kết với ông chủ ngân hàng. Tuy nhiên, để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát và thực thi điều khoản giới hạn cho vay trong một nhóm các công ty liên kết gần như rất khó. Việc này càng khó khi các công ty này được lập nên không có phả hệ mà luật pháp quy định, ví dụ con rể, con dâu, em vợ, em chồng…

Theo chuyên gia, các “ông lớn” chia nhỏ sở hữu ra để né đi các quy định về giới hạn sở hữu của Luật quy định, né đi vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đồng thời lợi dụng được phần vốn góp cổ phần này để vay vốn, kinh doanh khi quyền sở hữu này chưa dùng đến.

Do vậy, ông cũng cho rằng Luật Các Tổ chức tín dụng cũng cần phải thiết lập các tiêu chuẩn đề cử, công bố danh tính của những nhóm cổ đông đề cử thành viên HĐQT của ngân hàng đó giúp việc bầu cử các thành viên HĐQT trong ngân hàng thực sự là người có chuyên môn và đại diện cho cổ đông đại chúng, thay vì một nhóm sở hữu ngân hàng để có được sự minh bạch của ngân hàng ở chừng mực nào đó giúp cổ đông và thị trường  giám sát được.

Ngoài ra, ông đề xuất cơ quan quản lý nên thiết lập một quy định về mặt pháp lý đó là sự răn đe cho trách nhiệm giám sát đầu tiên của HĐQT ngân hàng để tránh sự “sao nhãng” trong công việc của họ, nhằm giảm đi rủi ro trong việc đưa quyết định sử dụng vốn của ngân hàng như cấp tín dụng, cho vay bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

Cần có sự phối hợp của nhiều bên để có dữ liệu

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), nhiều nước trên thế giới hiện nay tách bạch mô hình an toàn hệ thống tài chính ra khỏi vai trò của ngân hàng trung ương. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không trực tiếp xử lý các ngân hàng có rủi ro mà FDIC đóng vai trò này. Ở Anh, khi thị trường trái phiếu xảy ra vấn đề, mặc dù ngân hàng trung ương Anh thực thi hoạt động mua vào trái phiếu nhưng một trong các tổ chức giám sát lại là tổ chức độc lập như FCA.

“Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng mô hình giám sát và minh bạch nhằm có được dữ liệu để công bố các công ty có liên quan, người có liên quan. Khi có được những dữ liệu này thì công ty bán dữ liệu hiện nay có thể mô hình hóa, thậm chí là họ làm cho ra được giả phả công ty của một người.”, TS. Hồ Quốc Tuấn cho hay.

Vị chuyên gia đề xuất để minh bạch cần có sự phối hợp của nhiều bên, từ các quy định về báo cáo của cơ quan chức năng đến bên giám sát ngân hàng cũng phải yêu cầu những thông tin, thông tin này không phải để họ lấy về chỉ để giữ cho bản thân họ mà họ phải công khai thông tin ra cho tất cả thị trường và cơ quan quản lý cùng nhau giám sát thông tin đó. Từ đó mới có thể dễ dàng nhìn ra được ông chủ nào đang sở hữu bao nhiêu.

Chuyên gia cũng đề cập đến vai trò của cơ quan báo chí trong việc minh bạch thông tin. Theo đó, khi cơ quan báo chí nghi ngờ và nghe được câu chuyện về một ông chủ sở hữu ngân hàng đem vốn đi cho vay nhưng họ lại không có bằng chứng nên không thể đăng được câu chuyện đó lên. Do vậy, nếu họ có được dữ liệu thì họ sẽ dùng dữ liệu đó để làm bằng chứng và viết được một bài báo để đánh động cho cả thị trường. Khi những bài phân tích này được đưa ra, cơ quan quản lý cũng sẽ chú ý và cử người xác minh để biết được chuyện gì đang xảy ra.

TS. Hồ Quốc Tuấn kết luận để hệ thống ngân hàng minh bạch thì trước hết phải có các cơ quan độc lập không tham gia điều hành ngân hàng. Cơ quan giám sát độc lập này phải cùng hợp tác với Cơ quan thuế, Ủy ban Chứng khoán để yêu cầu báo cáo của doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp thân hữu của ngân hàng. Từ đó tổng hợp các thông tin trên báo cáo để công bố cho thị trường biết để cùng giám sát.

Khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng

Dù vậy, TS. Hồ Quốc Tuấn cũng nhìn nhận rằng thực tế là khó có thể đòi hỏi sự minh bạch trong hệ thống ngân hàng bởi bản thân ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt. Đây là “trái tim” cung cấp máu cho nền kinh tế  nên khi siết quá chặt thì lượng vốn sẽ bị ứ đọng cho nên đây là 1 điều phải suy nghĩ. Dẫn đến 1 điểm cân bằng ở câu chuyện này là tuy vai trò quản lý cần phải có ở các ngân hàng có rủi ro nhưng nếu đi quá xa với tham vọng là loại bỏ hoàn toàn rủi ro thì hệ thống ngân hàng sẽ trở nên “quá chán” và nó sẽ không làm gì được hết. Đối với nền kinh tế của một số nước thì đây có thể điều tối ưu nhưng đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì có thể sẽ là vấn đề.

Việc hạn chế rủi ro chỉ ở một mức độ nào đó chứ không thể loại bỏ hết được. Do vậy cần có những chế tài tương ứng với từng mức độ hạn chế rủi ro để các ông chủ ngân hàng cân nhắc.”, vị chuyên gia cho hay.

Vậy cần minh bạch cái gì?

Theo TS. Lê Đạt Chí, ngân hàng Việt Nam có 2 vai trò vừa là ngân hàng bán lẻ vừa là ngân hàng đầu tư. Theo đó các ngân hàng còn sở hữu thêm các công ty chứng khoán để thực thi một số công việc và tăng vốn công ty chứng khoán lên rất “khủng”. Hiện có rất nhiều công ty chứng khoán ở Việt Nam có quy mô vốn ngang ngửa với ngân hàng nhưng sự giám sát của thị trường đối với công ty chứng khoán còn quá lỏng lẻo.

Chính vì thế, vị chuyên gia đánh giá ngân hàng vừa thực hiện đồng thời cả 2 chức năng sẽ khó có thể minh bạch.

Nếu ngân hàng có chức năng đầu tư thì cần phải có công ty quản lý quỹ nhận vốn của ngân hàng để quản lý danh mục đầu tư hoặc công ty quản lý quỹ phải minh bạch danh mục đầu tư của họ nhằm làm cho bảng cân đối của ngân hàng phản ánh đúng mức độ rủi ro, từ đó có thể thấy được tổn thất nhằm trích lập dự phòng đúng hơn.

Trên thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng cần phải phân loại các tầng lớp rủi ro để nhà đầu tư hiểu được trong tổng tài sản ngân hàng có những loại tài sản rủi ro nào, tầng lớp nào được cho vay bao nhiêu tiền chứ không chỉ phân loại nợ nhóm 1,2,3,4,5.  Đó chính là minh bạch để chúng ta thấy được ở mức độ chừng mực.", ông nói.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   VCBS: Lợi nhuận ngân hàng giảm tốc trong năm 2023, phân hóa trong năm 2024  (14/07/2023)

>   Chênh lệch lãi suất đô - đồng mở rộng kéo theo nỗi lo đầu cơ tỷ giá? (14/07/2023)

>   SHB tăng cường hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc Dân (07/07/2023)

>   SeABank - Ngân hàng tiên phong đồng hành phụ nữ, góp phần đề cao giá trị của kết nối tình thân trong ngày gia đình Việt Nam (11/07/2023)

>   Chính sách tiền tệ Việt Nam dưới tác động của chính sách tiền tệ các nước lớn (13/07/2023)

>   Nghệ thuật quản trị lãi suất và dòng chảy của tiền (13/07/2023)

>   Niêm yết trên thị trường nước ngoài và câu chuyện tăng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại (13/07/2023)

>   Nối an vui - Khui siêu "táo" tại Sacombank  (12/07/2023)

>   Vietbank dành 1,000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh (12/07/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng – Câu chuyện không ở cung vốn (12/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật