Thứ Năm, 27/07/2023 15:29

Ngành tôm Ecuador đối mặt với khủng hoảng chưa từng có

Các nguồn tin trong ngành cho biết ngành tôm của Ecuador đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có do giá tôm quốc tế giảm, nhất là ở các thị trường trọng điểm như Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sự suy giảm tiêu dùng và các yếu tố như chi phí vận hành tăng, mất an ninh đã đẩy giá tôm Ecuador xuống mức đáng báo động.

Giá trung bình đối với tôm Ecuador còn đầu, còn vỏ (HOSO) ở mức 4,10 USD/kg đối với tôm cỡ 20/30; 3.50 USD/kg cho loại 30/40; 3.20 USD/kg đối với loại 40/50; 2.90 USD/kg cho loại 50/60; 2.75 USD/kg cho loại 60/70; và 2.40 USD/kg đối với loại 70/80; 2.30USD/kg cho 80/100; 1.80USD/kg cho 100/120; và 1.60USD/kg cho số lượng 120/140 trong tuần 28 (10-16/07).

Ngành tôm của Ecuador cũng đang đối mặt với những thách thức do mở rộng nuôi tôm trái phép, cung vượt cầu và tác động tiềm ẩn của các hiện tượng tự nhiên. Tình trạng tôm Ecuador “ồ ạt” trên thị trường khiến giá tôm càng giảm. Mặc dù thị trường Trung Quốc là thị trường chủ yếu của tôm Ecuador và thị trường cũng đang phục hồi nhưng sức mua của thị trường này không cao như dự kiến. Nhu cầu từ châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục trì trệ.

Nhiều người cho rằng khi giá chạm đáy, nhiều nhà sản xuất sẽ giảm sản xuất. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung giúp giá tăng. Một số lại cho rằng việc tăng sản lượng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. 

Chi phí hoạt động gia tăng, chẳng hạn như nhiên liệu và lao động, cùng với tình trạng mất an ninh và giá nguyên liệu thô ngày càng tăng, đã có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngành. Tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rõ ràng, với tính thanh khoản của ngành giảm 0.98USD/pound được sản xuất.

Điều này dẫn đến khoản lỗ hơn 1 tỷ USD cho đến nay trong năm nay. Để cải thiện khả năng cạnh tranh, ngành tôm Ecuador cần tăng cường hiệu quả năng lượng, tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, thúc đẩy đào tạo và phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động. 

Để giải quyết vấn đề cung vượt cầu, một số quốc gia, như Ấn Độ, đã sử dụng các khoản trợ cấp của chính phủ để hỗ trợ người nuôi tôm của họ. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp bền vững và cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường. Giải pháp lâu dài là giảm sản xuất để phù hợp với nhu cầu. Việc giải quyết tác động của thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lượng. Những yếu tố này phải được cân bằng cẩn thận để đảm bảo tương lai ổn định và bền vững cho ngành tôm Ecuador.

Ngành tôm Ecuador hy vọng Chính phủ sẽ cung cấp hỗ trợ kinh tế và các chính sách thuận lợi cho ngành. Điều này có thể bao gồm tài chính đặc biệt để bù đắp các tác động của hiện tượng El Nino, giảm thuế và thuế quan, và thực hiện các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất nhỏ.

Thiên Vân (Theo VASEP)

FILI

Các tin tức khác

>   Thứ trưởng: 'Ngày nào cũng thịt heo luộc với kho tàu thì làm sao ăn hết được” (27/07/2023)

>   Lo ngại tăng lạm phát, IMF kêu gọi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo (27/07/2023)

>   Trung Quốc chi 350 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam chỉ trong 1 tháng (26/07/2023)

>   VASEP: CPTPP vẫn mang lại lợi thế cho thủy sản Việt Nam trong năm 2023 (26/07/2023)

>   Việt Nam nắm quyền chủ động, giá gạo xuất khẩu có thể đạt 1.000 USD/tấn (26/07/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ (24/07/2023)

>   Kinh doanh cá Koi nhiều tiềm năng (24/07/2023)

>   Sầu riêng Monthong xuất khẩu hút hàng đẩy giá tăng cao (22/07/2023)

>   Việt Nam có thể hưởng lợi từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ? (22/07/2023)

>   Bộ Công Thương đưa ra khuyến nghị gì sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ? (22/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật