Thứ Năm, 22/06/2023 16:10

"Khó vay hay không là do doanh nghiệp chứ không phải do ngân hàng"

Trước thực trạng doanh nghiệp lúc nào cũng kêu ngân hàng cho vay khó, bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho rằng doanh nghiệp không nên đổ cho ngân hàng là khó. Ngân hàng huy động vốn để cho vay, việc khó hay không là do doanh nghiệp chứ không phải do ngân hàng.

Sáng 22/06, tại Tọa đàm trực tuyến "Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)”, bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội thừa nhận bản chất doanh nghiệp SME yếu và thiếu rất nhiều mặt như vốn, năng lực quản trị, điều hành, kinh nghiệm. Những doanh nghiệp khởi nghiệp đều là các bạn trẻ, chưa có kinh nghiệm quản trị nên rủi ro của doanh nghiệp nhỏ là rất nhiều.

Theo bà Ngân, hầu hết doanh nghiệp khi tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng có ba khía cạnh chính quan tâm là lãi suất, thủ tục, và tính hợp pháp của hồ sơ đi vay. Từ nhiều năm nay lẫn giai đoạn vừa qua, việc doanh nghiệp muốn vay tiền, ngân hàng muốn cho vay nhưng để song hành lại là bài toán cực kỳ khó khăn, nan giải.

Bà Ngân nêu thực trạng doanh nghiệp luôn kêu khó tiếp cận ngân hàng, trong khi ngân hàng nói rằng lúc nào cũng thoải mái để cho vay. "Giai đoạn vừa qua có rất nhiều rủi ro nên ngân hàng phải chặt chẽ hơn trong thủ tục, sâu sát hơn đối với nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề thủ tục có những cái cần nới, có những cái cần chặt chứ không phải cái gì cũng chặt quá. Chúng tôi nghe đâu đó lúc nào doanh nghiệp cũng than rất nhiều về ngân hàng", bà Ngân cho biết.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đừng đổ cho ngân hàng là khó. Ngân hàng huy động vốn để cho vay, việc khó hay không là do doanh nghiệp chứ không phải do ngân hàng, bà Ngân chia sẻ.

Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội. Ảnh: Dân trí

Theo bà Ngân, khó khăn hiện nay chỉ với những doanh nghiệp chưa làm cụ thể ngành hàng, mập mờ nhất là dịch vụ. Doanh nghiệp cần vốn là doanh nghiệp có thị trường, phát triển được tốt. Doanh nghiệp muốn giữ cầm chừng tiếp cận vốn khó.

“Tôi cũng có câu chuyện rất thật, có anh đi vay vốn ngân hàng 10 tỷ, vợ đi mua luôn ô tô. Chuyện đấy không phải không có. Đối với ngân hàng sáng suốt, họ không cho vay như vậy mà giải ngân theo lô hàng. Không cho vay cả một cục, rất chặt chẽ, minh bạch rõ ràng nên không còn hóa đơn ma. Giờ là dòng tiền thật. Hóa đơn điện tử giúp minh bạch, ngân hàng nhìn thấy ngay”, bà Ngân thông tin.

Nhìn chung, nút thắt đầu tiên từ phía doanh nghiệp. Nếu muốn gỡ là phải do doanh nghiệp, phía ngân hàng gỡ thủ tục hành chính và phải có cái nhìn khách quan hơn cho doanh nghiệp, bà Ngân nêu quan điểm.

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là xu thế tất yếu

Trước câu hỏi liệu có câu chuyện "oan" cho các ngân hàng khi doanh nghiệp kêu nhiều, nhưng ngân hàng cũng rất muốn rót hầu bao cho vay. Với góc nhìn bên ngoài, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng bây giờ ngân hàng không cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay thì cho ai vay.

“Tôi nghĩ rằng đây là điều tất yếu. Cho vay doanh nghiệp SME trong nước là một thị trường rất lớn. Hiện có khoảng 850,000 doanh nghiệp đang hoạt động, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là khoảng 10 năm nữa có 1.5 triệu doanh nghiệp. Ngân hàng nào không làm sớm chắc chắn sẽ bị chậm chân”, ông Bình nhận định.

Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia kinh tế. Ảnh: Dân trí

Việc cho vay doanh nghiệp SME sẽ là xu thế tất yếu và áp lực nội tại của chính ngân hàng là phải cho vay nhiều hơn đối với doanh nghiệp.Tương lai của ngân hàng phải coi đây là thị trường rất tiềm năng và là thị trường quyết định sự thành công của rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Dưới góc độ ngân hàng, vị chuyên gia này nhìn nhận các ngân hàng cũng đã cải cách khá nhiều thủ tục cho vay thời gian qua. Tuy nhiên, những quy định pháp luật hiện nay ngày một chặt chẽ, minh bạch và khắt khe hơn. Điều này sẽ tốt cho chính ngân hàng và cho người vay vốn. Khi cho vay, chắc chắn ngân hàng phải lựa chọn những khách hàng tốt, chưa nói về vấn đề về phương án sản xuất kinh doanh, chưa nói về khả năng trả nợ.

Một ý rất quan trọng là năng lực quản trị của các doanh nghiệp SME. Nếu các doanh nghiệp không có hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng, không nộp thuế đầy đủ… thì rõ ràng người cho vay sẽ không sẵn sàng cho doanh nghiệp này vay tiền.

“Đây không phải tiền của ngân hàng mà của những người gửi tiền gửi gắm ngân hàng để cho vay lại. Vậy nên, ngân hàng phải có trách nhiệm với việc đó. Việc ngân hàng vẫn phải giữ chuẩn mực cho vay là điều rất cần thiết vì sẽ bảo vệ được cả lợi ích của người gửi tiền và xã hội”, ông Bình cho hay.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 22/06: Hạn chế mua đuổi? (21/06/2023)

>   Chuyên gia VinaCapital: Dịch vụ logistics Việt Nam thuộc top phát triển nhanh nhất thế giới (20/06/2023)

>   Góc nhìn 20/06: Rung lắc sẽ còn tiếp diễn? (19/06/2023)

>   HSBC: NHNN có thể cắt giảm lãi suất một đợt nữa nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng (19/06/2023)

>   Đầu tư GEX, VNM và PLX có sáng cửa? (19/06/2023)

>   Chuyên gia Mirae Asset: Khung giá mới của thị trường ở vùng 1,080 - 1,100 và khó rớt xuống thấp (18/06/2023)

>   Góc nhìn tuần 19 - 23/06: Tích lũy trong khu vực 1,110 - 1,130 (18/06/2023)

>   TS. Nguyễn Đức Độ: Còn dư địa để tiếp tục hạ lãi suất điều hành (16/06/2023)

>   VinaCapital quan tâm nhóm ngành nào trong nửa cuối năm 2023? (16/06/2023)

>   Chủ tịch VNDirect: Tham gia phái sinh phải ý thức được rủi ro, thị trường không có lỗi (16/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật