Thứ Tư, 21/06/2023 15:25

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Đề nghị cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải thành lập tổ chức kinh tế

Góp ý vào khoản 3 Điều 28, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải thành lập tổ chức kinh tế. Đối với trường hợp nhận thừa kế, người cùng huyết thống thì tặng, cho, chuyển nhượng là bình thường.

Chiều 21/6 Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, chiều 21/6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại Hội trường tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Góp ý vào khoản 3 Điều 28, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải thành lập tổ chức kinh tế. Đối với trường hợp nhận thừa kế, người cùng huyết thống thì tặng, cho, chuyển nhượng là bình thường. Việc giao đất, cho thuê đất các sự nghiệp công lập nếu có nhu cầu sử dụng đất được giao để sản xuất kinh doanh thì được chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm sẽ được miễn tiền thuê đất, tuy nhiên không được bán tài sản thuộc sở hữu, không được thế chấp đất, thuê hoặc tài sản gắn liền với đất.

Về Điều 79 quy định thu hồi đất phục vụ các điểm kết nối giao thông và các dự án giao thông có tiềm năng phát triển, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị có cân nhắc thận trọng khi ban hành Luật, xong tổ chức thực hiện, dân khiếu kiện thì rất khó giải quyết.

Thu hồi đất thực hiện nhà ở thương mại, sử dụng đất 100% đất nông nghiệp, chủ đầu tư có thể thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án. Cá nhân, hộ gia đình đất có đất tham gia với chủ đầu tư dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trường hợp không thỏa thuận được thì Nhà nước thu hồi đất giao cho nhà đầu tư thực hiện, việc thu hồi đất phải được bồi thường bộ trợ, tái định cư theo quy định của Luật, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, vấn đề quan trọng là nơi ở mới hoàn thành tốt hơn hay ở cũ như thế nào? (như  không gian sống, hạ tầng, sinh kế, diện tích đất tái định cư, việc làm…)

Về phát triển quỹ đất, đại biểu đề nghị mô hình phát triển quỹ đất và tổ chức phát triển quỹ đất nên gộp chung thành một để tránh chồng chéo nhiệm vụ và đảm bảo tinh gọn bộ máy. Việc phải bỏ tiền sử dụng đất hàng năm cho Quỹ phát triển đất cũng cần cân nhắc vì không theo đúng quy định của Luật NSNN.

Về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường, đại biểu Phạm Văn Hòa đồng ý nhưng đề nghị cần phải làm rõ chính sách phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, nhà đầu tư, quan trọng là nhà đầu tư và người dân nếu không đồng thuận thì sẽ khó thực hiện được dự án. Giá đất phải phù hợp trong từng thời điểm thu hồi đất, có lợi cho dân và cũng phải có lợi cho nhà đầu tư để thu hút dự án, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Quy định chặt chẽ về tiêu chí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng

Quan tâm đến nội dung quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cho rằng, lúa gạo là ngũ cốc cơ bản, là cây lương thực chính, cây trồng chủ đạo trong nền nông nghiệp Việt Nam. Đất trồng lúa là đất có cấu tạo, giá trị dinh dưỡng cao, phải trải qua hàng trăm năm mới hình thành. Mục tiêu đến năm 2030, nước ta vẫn tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giữ ổn định diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Để thực hiện được mục tiêu giữ diện tích đất lúa, đất rừng, đại biểu cho rằng cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch diện tích đất trồng lúa, đất trồng rừng, được xác định cụ thể đến từng địa phương, tới cấp xã. Với nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sang mục đích phi nông nghiệp là tất yếu.

Trước mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đại biểu đề nghị cần quy định việc điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm đếm, lượng hóa, hạch toán đầy đủ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong nền kinh tế.

Đại biểu cũng đề nghị quy định ngay trong luật các tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sang mục đích khác, là cơ sở quan trọng để các địa phương thực thi thống nhất trong phạm vi cả nước.

Cụ thể, đại biểu đề nghị bổ sung một số tiêu chí như: không được chuyển mục đích đất nông nghiệp sau khi đã được tích tụ, tập trung sang phi nông nghiệp, có báo cáo đánh giá tác động, tính khả thi của dự án, gắn trách nhiệm của chủ dự án với cộng đồng.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cần có cơ chế can thiệp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc nhượng quyền sử dụng đất (21/06/2023)

>   Cần quy định cụ thể về phương pháp định giá đất sát với thị trường để đảm bảo lợi ích giữa các bên (21/06/2023)

>   Luật Đất đai (sửa đổi): ĐBQH đề nghị bổ sung việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất khi thu hồi (21/06/2023)

>   Luật Đất đai (sửa đổi): Bổ sung quy định mới về giá đất, đấu thầu (20/06/2023)

>   Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đã bỏ quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn (19/06/2023)

>   Đại biểu Phạm Văn Hòa: Cân nhắc thận trọng các quy định về việc người nước ngoài mua nhà (19/06/2023)

>   ĐBQH: Rà soát quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự Ban quản trị nhà chung cư (19/06/2023)

>   Hơn 81.000 căn nhà tại TP.HCM bị ‘treo’ sổ hồng, phạt chủ đầu tư cố tình chây ì (14/06/2023)

>   Bộ TN&MT đề xuất sửa đổi phương pháp định giá đất, điều chỉnh bảng giá đất (13/06/2023)

>   Long An được chuyển mục đích sử dụng 18.11 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (13/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật