Thứ Tư, 31/05/2023 10:14

Thành phố top đầu Trung Quốc cạn tiền, công khai đòi nợ hàng trăm công ty

Vũ Hán - thành phố lớn nhất ở miền trung Trung Quốc - công khai yêu cầu hàng trăm công ty địa phương trả nợ cho chính quyền. Đây là một động thái cực kỳ hiếm hoi và cho thấy tình trạng căng thẳng tài chính ở nhiều địa phương giữa lúc kinh tế khó khăn.

Cuối tuần trước, Cục Tài chính Vũ Hán cho biết 259 công ty và thực thể đang nợ họ hơn 100 triệu Nhân dân tệ (14 triệu USD), theo tờ Changjiang Daily. Họ giục các công ty này trả số nợ đã quá hạn càng sớm càng tốt.

Danh sách con nợ bao gồm cả các công ty quốc doanh, công ty tư nhân, các bộ của Chính phủ và tổ chức tư vấn, theo Changjiang Daily.

Cục Tài chính Vũ Hán cho biết họ không thu hồi được nợ và sẵn sàng thưởng cho bất kỳ ai cung cấp thông tin hữu ích về tài sản tài chính của các bên vay nợ.

Việc đòi nợ công khai của Vũ Hán – vốn là tâm dịch COVID-19 – là cực kỳ bất thường và cho thấy tình thế tài chính khó khăn của nhiều địa phương tại Trung Quốc.

Chiến lược Zero COVID của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rút cạn ngân sách nhiều tỉnh thành của nước này. Nguyên nhân là do họ phải chi hàng tỷ USD để phong tỏa liên tục, xét nghiệm hàng loạt và cách ly tập trung. Họ đã phải duy trì các biện pháp này cho tới khi từ bỏ chiến lược này vào tháng 12/2022. Ngoài ra, khủng hoảng bất động sản cũng khiến tình hình thêm nghiêm trọng vì các chính quyền địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ việc bán đất.

Theo ước tính của các chuyên viên phân tích, nợ công của Trung Quốc đã vượt 123,000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 18 ngàn tỷ USD) năm ngoái. Trong đó gần 10,000 tỷ USD là "nợ ngầm" từ các công cụ huy động đầy rủi ro của các địa phương.

Vì ngân sách cạn dần, một số thành phố đã giảm chi cho an sinh xã hội, đồng thời có khả năng phải loại bỏ một số dịch vụ thiết yếu.

Trước đó, Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) cũng chật vật gọi vốn để thanh toán cho các chủ nợ trái phiếu. Vân Nam là một trong những tỉnh nặng nợ nhất nước này, với tỷ lệ nợ trên thu ngân sách năm ngoái hơn 1,000%.

Vũ Hán và Côn Minh không phải là những thành phố duy nhất hé lộ những rắc rối về nợ nần. Hồi tháng 4/2023, Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đã công khai thừa nhận không thể giải quyết vấn đề tài chính và kêu gọi Bắc Kinh giúp đỡ để tránh vỡ nợ.

Tại Vũ Hán, các con nợ bao gồm các công ty lớn như Dongfeng Wuhan Light Vehicle – thuộc kiểm soát của cơ quan quản lý tài sản Nhà nước của Vũ Hán – và Uni-President Enterprises – gã khổng lồ thực phẩm của Đài Loan có hoạt động chính ở Trung Quốc đại lục.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Chỉ số lạm phát giá cả ở các cửa hàng Anh tăng cao kỷ lục trong 18 năm (30/05/2023)

>   Giá điện ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu xuống mức âm (30/05/2023)

>   Hàn Quốc: IMF báo động về khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp (30/05/2023)

>   Cách Hyundai thoát “xác” thương hiệu xe giá rẻ (30/05/2023)

>   Đảng Cộng hòa chỉ trích thỏa thuận trần nợ và dọa không thông qua thỏa thuận (29/05/2023)

>   Thỏa thuận trần nợ mới của Mỹ chỉ có tác động ngắn hạn? (29/05/2023)

>   Tác động của thỏa thuận sơ bộ nâng trần nợ của Mỹ với các thị trường (29/05/2023)

>   Phố Wall dự báo Fed nâng lãi suất trong tháng 6 và không giảm lãi suất trong năm nay (29/05/2023)

>   Có gì trong thỏa thuận trần nợ của Mỹ? (29/05/2023)

>   Mỹ đạt thoả thuận ngăn vỡ nợ (28/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật