Thứ Sáu, 12/05/2023 10:12

Nợ xấu từ bất động sản không gây ra rủi ro hệ thống cho ngân hàng Việt Nam

Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, CTCP Chứng khoán MayBank Kim Eng nhận định ngân hàng Việt Nam vẫn có đủ sức để xóa sạch phần nợ xấu từ bất động sản nhờ bộ đệm dự phòng và khả năng sinh lời vẫn đang tốt.

Chiều 11/05, CTCK VNDirect đã tổ chức diễn đàn DINSIGHTS về “Triển vọng ngành ngân hàng 2023”.

Ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, CTCP Chứng khoán MayBank Kim Eng

Tại sự kiện, ông Quản Trọng Thành - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, CTCP Chứng khoán MayBank Kim Eng đã đưa ra quan điểm về vấn đề nhà đầu tư cho rằng chất lượng tài sản của ngân hàng đang đi xuống trong bối cảnh thị trường bất động sản cực kỳ ảm đạm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp vấn đề, cũng như ngân hàng đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trong khoảng 3-4 năm vừa qua.

Theo ông Thành, khi nhìn nhận vào chất lượng tài sản của ngân hàng, không nên nhìn con số tuyệt đối mà nên nhìn theo chỉ số. Trong chỉ số về đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng gồm có tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu, tức là các ngân hàng đã trích lập bao nhiêu để dự phòng cho tương lai. Ngoài ra còn có các yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó là phải hiểu được mô hình hoạt động của ngân hàng đó là gì.

Ví dụ trường hợp tỷ lệ nợ xấu của VPBank với hơn 5% trong năm 2022 nhưng vì VPBank là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì tỷ lệ 5% là bình thường, không phải là con số đột biến. Bởi vì trong hoạt động cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu bình quân là 6-8% do họ có thể kiếm được biên lãi ròng đến tận 18-28% thì phần nợ xấu 6-8% họ đủ sức để xử lý.

Quay lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ giữa năm trước, vấn đề về trái phiếu và thị trường bất động sản chủ yếu là gặp khó khăn về mặt pháp lý, khiến cho dòng tiền không thể đáp ứng được kế hoạch trả nợ. Qua đó, áp lực nợ xấu sẽ tăng lên, nhưng ở Việt Nam, mặt bằng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết nói chung theo tính toán khoảng 1.7%, còn cả hệ thống ngân hàng khoảng 2%. Nếu tỷ lệ nợ xấu tăng lên thêm thì chắc chắn sẽ có áp lực nhưng cần phải xác định tỷ lệ nợ xấu tăng lên có gây đe dọa đến rủi ro toàn hệ thống hay không, liệu có quay lại giai đoạn như cách đây 10 năm.

Tỷ lệ cho vay bất động sản của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 7% cộng với phần trái phiếu do ngân hàng nắm giữ thì theo thống kê chỉ khoảng 2.5% (và trong 2.5% này chỉ có 30% là cho vay bất động sản). Tổng là gần 10% cho vay bất động sản, trong trường hợp phân nửa phần cho vay này là nợ xấu thì cũng không thể đẩy nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trở lại như 10 năm trước đây.

Ở kịch bản này, ông Thành cho rằng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng có thể kiểm soát được, chưa kể gần đây có những chính sách quản lý để nợ xấu không nhảy lên một cách đột biến cộng với bộ đệm dự phòng đủ để xử lý vấn đề nợ xấu trong vòng 1-1.5 năm, tức là bao gồm phần dự phòng đã trích lập và khả năng sinh lời vẫn đang tốt.

Nếu nhìn vào khả năng sinh lời của ngân hàng Việt Nam thì biên lãi ròng (NIM) bình quân khoảng 4.4% trong năm 2022. Quý 1 vừa rồi mặc dù chi phí huy động vốn tăng nhưng biên lãi ròng bình quân của ngân hàng Việt Nam đâu đó vẫn khoảng 4.1%. Nếu trừ đi chi phí hoạt động thì lãi ròng thực sự trên tài sản của ngân hàng Việt Nam vẫn đâu đó 1.8-2%. Theo đó, ngân hàng đủ sức sử dụng 1.8-2% để xóa sạch phần nợ xấu từ bất động sản.

Ông Thành kết luận, chắc chắn áp lực đối với nợ xấu đã được nhìn thấy nhưng nợ xấu đó không gây ra rủi ro hệ thống và phần nợ xấu cũng không gây áp lực khiến ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng đột ngột. Nhờ những nghị định về giãn nợ, giãn trích lập dự phòng trong vòng ít nhất là 2 năm thì sẽ giúp cho các ngân hàng Việt Nam quản lý được phần chi phí tín dụng trong năm 2023 và đó cũng là không gian để cho các ngân hàng điều tiết, cân nhắc trong việc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng của mình.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   TS. Cấn Văn Lực: Giảm lãi suất giúp các lĩnh vực kinh doanh khác được hưởng lợi nhiều hơn ngành bất động sản (12/05/2023)

>   Lãi suất có xu hướng tạo đỉnh, ngân hàng nào sẽ có lợi thế về NIM? (11/05/2023)

>   Góc nhìn 12/05: Tích lũy? (11/05/2023)

>   SSI Research: Thị trường sẽ có những pha rung lắc trong quá trình đi ngang của tháng 5 (11/05/2023)

>   Góc nhìn 11/05: Thị trường đang dần chuyển sang giai đoạn hậu tích lũy? (10/05/2023)

>   Ông Trần Trương Mạnh Hiếu (KIS) : Thị trường chứng khoán đang bắt đầu giai đoạn hồi phục (11/05/2023)

>   Ngăn chiêu "lùa gà" trên sàn chứng khoán: Minh bạch để nâng hạng thị trường (10/05/2023)

>   Góc nhìn 10/05: Tiếp tục tích lũy? (09/05/2023)

>   VDSC: Thiếu động lực mạnh, thị trường chứng khoán sẽ đi ngang trong tháng 5 (09/05/2023)

>   Chứng khoán tháng 5 tiếp tục trầm lắng? (09/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật