Thứ Năm, 11/05/2023 09:00

Động lực phía sau xu hướng tăng giá của tiền đồng

Bất chấp những điều này, từ việc chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền thu hẹp hay một lượng lớn ngoại tệ bị rút ra khỏi thị trường khi NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối, tiền đồng vẫn duy trì xu hướng tăng giá từ đầu năm đến nay.

Tiền đồng tăng giá

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cho biết đã mua vào 6 tỷ đô la Mỹ (USD) từ đầu năm đến nay. Trước đó dữ liệu chia sẻ tại cuối tháng 3, con số mua vào là 4 tỷ USD. Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, cơ quan này đã mua thêm 2 tỷ USD, đánh dấu giai đoạn mua ròng ngoại tệ mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Mới đây tổ chức xếp hàng tín nhiệm Moody's dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam, không bao gồm vàng, sẽ phục hồi vào cuối năm nay, đạt mức 95 tỷ USD, khi Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại kho dự trữ của mình. Một báo cáo vào đầu năm nay của CTCK VNDirect cũng cho rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể tăng lên lại mức 102 tỷ USD vào cuối năm 2023. Được biết trong năm 2022, nhà điều hành đã phải bán ra một lượng ngoại tệ lớn để ổn định tỷ giá khiến dự trữ ngoại hối sụt giảm hơn 20%.

Cũng trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục tăng lãi suất cơ bản USD thêm 0.25%, lên lên vùng 5-5.25%. Ở chiều ngược lại, NHNN Việt Nam đã có đến 2 lần giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối tháng 3, kéo lãi suất trên các thị trường khác cũng giảm nhanh trở lại, đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Diễn biến này khiến chênh lệch lãi suất USD và tiền đồng đã thu hẹp trở lại.

Bất chấp những điều này, từ việc chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền thu hẹp hay một lượng lớn ngoại tệ bị rút ra khỏi thị trường khi NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối, tiền đồng vẫn duy trì xu hướng tăng giá từ đầu năm đến nay. Theo đánh giá của ngân hàng UOB vào tháng trước, VND nổi lên là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở châu Á. Còn theo ông Nishad Majumdar, chuyên gia phân tích tại Singapore, tiền đồng đã tăng 6% trong 6 tháng qua, hòa theo xu hướng tăng của các đồng tiền châu Á, khi sức mạnh của đồng USD suy yếu.

Thực tế nếu so với mức đỉnh điểm giá bán ra USD trên thị trường tự do trong ngày đầu tháng 11 tại gần 25,500, giá USD tự do bán ra hiện nay đã giảm đến 7.8%. Còn nếu so với thời điểm đầu năm nay, giá USD tự do cũng đang ghi nhận mức giảm 1.3%, trong khi giá giao dịch tại các ngân hàng cũng giảm xấp xỉ 0.5%.

Trước tình hình này, giới phân tích cho rằng thị trường ngoại hối đang trải qua giai đoạn “dễ thở” nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong nửa cuối năm nay, trường hợp USD có tăng giá trở lại thì mức độ mất giá của tiền đồng so với USD được dự báo cũng không quá 1%.

Động lực phía sau

Không thể phủ nhận việc nhà điều hành sử dụng một nguồn lực lớn ngoại tệ can thiệp kịp thời nhằm ổn định thị trường ngoại hối, cùng với những giải pháp xử lý các thông tin tiêu cực, sự cố trong ngành ngân hàng vào quý 4 năm ngoái, đã góp phần sớm lấy lại niềm tin của thị trường. Tiếp đó các đợt tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng lên cao đã khuyến khích dòng vốn ngoại tệ găm giữ chuyển dịch sang lại VNĐ, giúp sự bất ổn trên thị trường ngoại hối trong nước sớm qua đi với giá trị tiền đồng được giữ ổn định sau giai đoạn căng thẳng nhất.

Như vậy, chỉ riêng lượng vốn FDI giải ngân và xuất siêu đã mang đến 12.2 tỷ USD, gấp đôi so với lượng ngoại tệ mà NHNN mua vào theo báo cáo. Đó là còn chưa kể đến lượng ngoại tệ đến từ hoạt động đầu tư gián tiếp và kiều hối. Số liệu cũng cho thấy tính riêng giá trị góp vốn mua cổ phần trong 4 tháng đầu năm nay đã phát sinh 3.88 tỷ USD.

Ngược lại, những hỗn loạn trong ngành ngân hàng tại Mỹ với rủi ro sụp đổ của các ngân hàng địa phương, cộng thêm lộ trình nâng lãi suất của Fed đã đi vào giai đoạn cuối, đã gây ra những áp lực giảm giá đáng kể lên đồng USD trên thị trường quốc tế, giúp các nền kinh tế như Việt Nam giảm bớt sức ép trong việc điều hành tỷ giá.

Từ đầu năm đến nay, thị trường ngoại hối trong nước càng được hỗ trợ nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn. Dù dòng vốn đầu tư nước ngoài có sụt giảm, nhưng đã được bù đắp bởi hoạt động thương mại với giá trị thặng dư lớn và lượng kiều hối tăng trưởng mạnh mẽ, cộng thêm sự chuyển dịch dòng vốn ở từ ngoại tệ sang tiền đồng như đã nói.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/04/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8.88 tỷ USD, giảm 17.9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2023 chỉ giảm nhẹ 1.2% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 5.85 tỷ USD.

Trong khi đó, dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm nay ước đạt 108.57 tỷ USD, giảm 11.8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng với kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều hơn là 15.4%, chỉ đạt 102.22 tỷ USD, nên cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 6.35 tỷ USD, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2,35 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu 8.04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14.39 tỷ USD.

Như vậy, chỉ riêng lượng vốn FDI giải ngân và xuất siêu đã mang đến 12.2 tỷ USD, gấp đôi so với lượng ngoại tệ mà NHNN mua vào theo báo cáo. Đó là còn chưa kể đến lượng ngoại tệ đến từ hoạt động đầu tư gián tiếp và kiều hối. Số liệu cũng cho thấy tính riêng giá trị góp vốn mua cổ phần trong 4 tháng đầu năm nay đã phát sinh 3.88 tỷ USD.

Ở hoạt động kiều hối, nếu như tốc độ tăng trưởng trong quý I năm ngoái đạt mức 14.2%, báo cáo từ NHNN CN TPHCM cập nhật gần nhất cho thấy trong quý 1 đầu năm nay, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt gần 2.12 tỷ USD, tăng mạnh 19.4% so với quý 1/2022. Bên cạnh đó, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong quý 1/2023 cũng bằng khoảng 32% tổng lượng kiều hối chuyển về địa bàn trong năm 2022 là hơn 6.6 tỷ USD.

Hoạt động vay vốn ngoại tệ của các tập đoàn lớn cũng đóng góp vào nguồn cung ngoại tệ trong nước. Như hồi tháng 3 đầu năm nay, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đã hoàn tất chuỗi sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư vào gói tín dụng hợp vốn trị giá 650 triệu USD (khoản vay hợp vốn năm 2023), tương đương hơn 15,000 tỷ đồng. Cùng với khoản vay hợp vốn được đăng ký vượt mức trị giá 600 triệu USD vào quý 4/2022, Masan có khả năng huy động gói tín dụng xấp xỉ 1.25 tỷ USD trong 6 tháng qua.

Thụy Nhiên

FILI

Các tin tức khác

>   Dự báo lãi suất, tỉ giá thời gian tới (11/05/2023)

>   Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 4.8%/năm (10/05/2023)

>   Moody's dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam phục hồi cuối năm nay (10/05/2023)

>   HDBank sẽ chốt ngày trả cổ tức bằng tiền ngay trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 (10/05/2023)

>   NHNN sẽ 'can thiệp sớm' khi Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt (09/05/2023)

>   ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 25,903 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 5,633 tỷ đồng (09/05/2023)

>   Làm sao để doanh nghiệp hạn chế vi phạm trong vay trả nợ nước ngoài? (09/05/2023)

>   NHNN: Dỡ bỏ công cụ hạn mức tín dụng cần có lộ trình (09/05/2023)

>   Sacombank đề nghị xử lý người đưa tin sai sự thật (09/05/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường giám sát hoạt động thu hồi nợ (09/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật