Thứ Ba, 30/05/2023 19:00

Chính phủ đồng ý tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng để metro Nhổn – ga Hà Nội hoàn thành năm 2027

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội vừa được Chính phủ chấp thuận tăng vốn đầu tư và điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2009 – 2027.

Tàu đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao chạy thử nghiệm – Ảnh: TL

Cổng thông tin UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội”, theo đó điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2009-2027, thêm 7 năm theo đề xuất của Hà Nội.

Đồng thời, quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án thành 34.826 tỉ đồng, tăng thêm 1.916 tỉ đồng, trong đó vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội tăng 3.895,93 tỉ đồng và vốn vay ODA giảm 1.979,93 tỉ đồng.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh các hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ cho dự án.

UBND thành phố Hà Nội thực hiện thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh dự án bảo đảm tổng mức đầu tư, vốn vay ODA, vốn ngân sách đối ứng của thành phố không vượt mức vốn được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đầy đủ và đúng hạn, cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ;

UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh do gia hạn thời gian thực hiện, nguồn vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trường hợp không hoàn thành đúng thời hạn, chịu trách nhiệm bố trí các nguồn vốn khác để thực hiện các hạng mục chưa hoàn thành.

Baochinhphu.vn đưa tin, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đánh giá dự án đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – ga Hà Nội là dự án lớn, phức tạp, áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài, nên trong quá trình thực hiện đã gặp phải những khó khăn nhất định.

Điều này dẫn đến quá trình giải phóng mặt bằng phức tạp kéo dài, sự phối hợp giữa tư vấn, chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan chưa hiệu quả. Ngoài ra, năng lực của nhà thầu Hancorp (gói thầu CP05 – công trình kiến trúc depot) được đánh giá còn hạn chế, các vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định của hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam.

Các quy định, thủ tục giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ chưa kịp thời; các vướng mắc quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị cũng là những trở ngại khiến dự án kéo dài.

Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – ga Hà Nội được khởi công từ tháng 9-2010, dự kiến hoàn thành năm 2016 có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm. Sau gần 13 năm thi công, đến nay tuyến đường sắt này vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại. Trước đó dự án đã tăng tổng mức đầu tư từ 18.000 tỉ đồng lên hơn 34.000 tỉ đồng.

Thái Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Đồng Nai gia hạn khai thác đất san lấp đến tháng 12 để hoàn tất cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (30/05/2023)

>   Đồng Nai sẽ đấu giá 36 khu đất trị giá khoảng 800 tỉ đồng (30/05/2023)

>   Tăng tổng mức đầu tư cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ lên hơn 3.700 tỉ đồng (30/05/2023)

>   Long An thu hồi 7 dự án quy mô gần 180 héc-ta (30/05/2023)

>   Sản lượng xây lắp các dự án cao tốc Bắc-Nam mới đạt 2,4% giá trị hợp đồng (30/05/2023)

>   Doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện một thủ tục đất đai (29/05/2023)

>   Phát triển bất động sản công nghiệp có nguy cơ dư nguồn cung (29/05/2023)

>   Hơn 80% mặt bằng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đã được bàn giao (29/05/2023)

>   Dự án cầu Rạch Miễu 2 tăng hơn 1.600 tỉ đồng, chậm thời hạn một năm (29/05/2023)

>   Thị trường condotel trong nỗ lực ‘gượng dậy’ (28/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật