Thứ Bảy, 29/04/2023 16:57

WSJ: First Republic có thể bị FIDC tiếp quản vào cuối tuần này?

Các ngân hàng lớn của Mỹ, bao gồm JPMorgan Chase và PNC Financial Services Group, đang tranh nhau mua lại First Republic nếu ngân hàng này bị cơ quan Chính phủ tiếp quản, dựa trên nguồn tin thân cận từ WSJ.

Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC)có thể tiếp quản và bán First Republic vào cuối tuần này, dựa trên nguồn tin thân cận.

Ngân hàng có trụ sở ở San Francisco chật vật tồn tại sau khi Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ vào ngày 10/03. Sự vụ của SVB lập tức châm ngòi cho nỗi lo sợ trên thị trường và thôi thúc các khách hàng rút tiền khỏi First Republic. Chỉ trong vài ngày, ngân hàng này đã bị rút 100 tỷ USD tiền gửi.

Cổ phiếu lao dốc khoảng 97% kể từ ngày SVB sụp đổ.

Một nhóm ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, bao gồm cả JPMorganPNC, đã ra sức hỗ trợ cho First Republic bằng cách gửi 30 tỷ USD vào ngân hàng này. Tuy nhiên, nhiêu đó là chưa đủ để First Republic đứng vững trước làn sóng rút tiền.

First Republic đã cân nhắc bán tài sản hoặc huy động vốn từ bên ngoài, đồng thời thuê các ngân hàng đầu tư để tư vấn về các phương án, dựa trên nguồn tin từ WSJ. Họ đưa ra kế hoạch bán một phần khoản vay hoặc các giấy tờ có giá, hoặc cả hai.

Việc FDIC thâu tóm First Republic sẽ khép lại nhiều tuần hỗn loạn tại một ngân hàng từng là nỗi ghen tị trong thế giới tài chính. Với khoảng 233 tỷ USD tài sản tại cuối quý 1/2023, nếu sụp đổ, đây sẽ là ngân hàng lớn thứ 2 sụp đổ trong lịch sử nước Mỹ.

Phát ngôn viên của First Republic và FDIC từ chối bình luận.

Trước đó, First Republic tung ra báo cáo tài chính quý 1/2023 ảm đạm, trong đó thể hiện chi tiết về thiệt hại từ làn sóng rút tiền gửi gần đây. Ngân hàng cho biết họ đã lấp đầy lỗ hổng mà làn sóng rút tiền để lại bằng các khoản vay đắt đỏ từ Fed và Ngân hàng Cho vay mua nhà ở Liên bang (FHLB). Từ đó, First Republic phải đối mặt với tình cảnh phần lãi phải trả còn cao hơn cả phần lời có được từ các tài sản hiện tại.

Báo cáo lợi nhuận ảm đạm của quý 1/2023 đã đẩy cổ phiếu First Republic lao dốc gần 50% trong 1 ngày và tiếp tục giảm trong những ngày sau đó. Khép phiên ngày 28/04, cổ phiếu này dao động ở mức 3.51 USD/cp, quá thấp so với mức 115 USD/cp trước khi sự vụ SVB nổ ra.

Rắc rối của ngành ngân hàng bắt đầu khi những người gửi tiền vượt quá mức bảo hiểm tiền gửi 250,000 USD cảm thấy lo ngại về tình hình tài chính của một số ngân hàng tầm trung và đổ xô đi rút tiền hàng loạt. Signature Bank cũng sụp đổ sau SVB vài ngày.

Các cơ quan điều hành và chủ ngân hàng Mỹ hy vọng cơn hoảng loạn đã lắng dịu sau khi Chính phủ đứng ra đảm bảo cho lượng tiền gửi không có bảo hiểm ở SVB và Signature. Tuy nhiên, mối lo ngại lại gia tăng khi First Republic công bố bảng cân đối kế toán quá mong manh.

Chỉ một vài ngân hàng có thể dễ dàng hấp thụ lượng tài sản và tiền gửi của First Republic. Một số ngân hàng, như Well Fargo, gặp rào cản về pháp lý nếu muốn mở rộng. Trong khi đó, một số ngân hàng khác vẫn đang dò xét các thương vụ thâu tóm gần đây.

Với JPMorganPNC, họ đã từng nhảy vào hỗ trợ trong các cuộc khủng hoảng trước đây.

JPMorgan mua lại một Bear Stearns yếu ớt trong năm 2008, sau đó thâu tóm mảng hoạt động của Washington Mutual sau khi ngân hàng này bị Chính phủ Mỹ tiếp quản.

CEO JPMorgan Jamie Dimon là người đã ra sức ổn định hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây. Trong giới CEO ở các ngân hàng lớn nhất của Mỹ, ông Jamie Dimon là người tại vị lâu nhất (giữ vai trò này từ năm 2005) và thường xuyên sử dụng quyền hạn của mình để tư vấn cho các quan chức Chính phủ và thúc đẩy các động thái chính sách mà ông cho là sẽ giúp ích cho nền kinh tế.

CEO JPMorgan đóng vai trò quan trọng trong gói hỗ trợ tiền gửi 30 tỷ USD cho First Republic trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng ngân hàng. Sau đó, ông còn kêu gọi các CEO khác tạo ra kế hoạch giải cứu mới cho First Republic, đề xuất rằng họ có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ tiền gửi thành một đợt bơm vốn cho First Republic.

Còn PNC, họ đã mua lại ngân hàng National City Corp. trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ. Thỏa thuận này giúp PNC trở thành một trong những ngân hàng khu vực lớn nhất ở Mỹ. Đây là ngân hàng lớn thứ 6 ở Mỹ tại cuối năm 2022, theo Fed.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá cước vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ bật tăng (29/04/2023)

>   Kinh tế Eurozone đình trệ trong quý 1 do ảnh hưởng bởi lạm phát cao (29/04/2023)

>   Kinh tế toàn cầu cứ mờ ảo như bức tranh nàng Mona Lisa bí ẩn (29/04/2023)

>   BoJ duy trì lãi suất cực thấp tại cuộc họp đầu tiên với tân Thống đốc (28/04/2023)

>   Liệu Apple có giành được “miếng bánh” tài chính từ Phố Wall? (30/04/2023)

>   GDP Mỹ tăng trưởng 1.1% trong quý 1, yếu hơn dự báo (27/04/2023)

>   Người Anh đang nghèo hơn? (27/04/2023)

>   Thị trường bất động sản Trung Quốc đã thấy "ánh sáng cuối đường hầm" (24/04/2023)

>   Nhà kim hoàn 186 tuổi Tiffany mở rộng ở Việt Nam, mục tiêu bành trướng châu Á của tỷ phú giàu nhất thế giới (22/04/2023)

>   Các quan chức Fed ủng hộ tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn cao (22/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật