Thứ Bảy, 29/04/2023 11:00

Kinh tế Eurozone đình trệ trong quý 1 do ảnh hưởng bởi lạm phát cao

Mặc dù lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm bớt, nhưng vẫn ở mức 6,9% trên cơ sở hằng năm, cao gấp 3 lần so với mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 28/4, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố dữ liệu cho thấy trong quý 1 năm nay, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý trước đó do ảnh hưởng bởi lạm phát cao và biến động lãi suất trên thị trường.

Trong Eurozone, Đức - nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), ghi nhận tốc độ tăng trưởng trì trệ ở mức 0% so với quý 4/2022.

So với cùng kỳ năm ngoái, Đức là nền kinh tế duy nhất trong Eurozone chứng kiến mức suy giảm 0,1%.

Theo Eurostat, Đức vẫn đang chật vật ứng phó với tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, đặc biệt sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho phần lớn ngành công nghiệp của nước này.

Cũng theo Eurostat, quốc gia chứng kiến mức tăng trưởng GDP hằng quý cao nhất là Bồ Đào Nha (1,6%), tiếp theo là Tây Ban Nha, Italy và Latvia (cùng tăng 0,5%). Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của EU, tăng trưởng 0,2%.

Dữ liệu kinh tế của Eurozone phản ánh kết quả của quý cuối cùng của năm 2022, cũng tăng trưởng ở mức 0,1%, cho thấy khu vực này đã tạm thoát khỏi suy thoái nhưng lạm phát cao vẫn là một yếu tố rủi ro.

Mặc dù lạm phát của Eurozone đã giảm bớt, nhưng vẫn ở mức 6,9% trên cơ sở hằng năm, cao gấp 3 lần so với mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Dữ liệu trên phù hợp với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế Eurozone chỉ có thể tăng tốc vào năm tới.

Hiện dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách tiếp theo của ECB dự kiến diễn ra ngày 4/5 tới. ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 3,5% kể từ tháng 7 năm ngoái.

Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng này, Philip Lane, trong tuần này cho biết "bây giờ vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để chấm dứt chính sách tăng lãi suất."

Trước đó, Giám đốc bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Alfred Kammer ngày 14/4 cho biết kinh tế châu Âu sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái.

Theo dự báo của IMF được công bố hồi đầu tuần này, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% trong năm nay dù Đức được cho là sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nhẹ.

Ông Kammer cho biết IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế Eurozone tăng so với dự báo đưa ra hồi tháng 1 năm nay nhờ mùa Đông ấm áp hơn và hành động chính sách quyết đoán của các nhà hoạch định chính sách.

Ông cũng hy vọng dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ trở thành hiện thực vào cuối năm nay trước khi tăng tốc hơn nữa trong năm sau./.

Phan An

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Kinh tế toàn cầu cứ mờ ảo như bức tranh nàng Mona Lisa bí ẩn (29/04/2023)

>   BoJ duy trì lãi suất cực thấp tại cuộc họp đầu tiên với tân Thống đốc (28/04/2023)

>   Liệu Apple có giành được “miếng bánh” tài chính từ Phố Wall? (30/04/2023)

>   GDP Mỹ tăng trưởng 1.1% trong quý 1, yếu hơn dự báo (27/04/2023)

>   Người Anh đang nghèo hơn? (27/04/2023)

>   Thị trường bất động sản Trung Quốc đã thấy "ánh sáng cuối đường hầm" (24/04/2023)

>   Nhà kim hoàn 186 tuổi Tiffany mở rộng ở Việt Nam, mục tiêu bành trướng châu Á của tỷ phú giàu nhất thế giới (22/04/2023)

>   Các quan chức Fed ủng hộ tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn cao (22/04/2023)

>   Một công ty thương mại điện tử đi ngược làn sóng sa thải khi tuyển dụng 13,000 nhân viên (22/04/2023)

>   Chuỗi cửa hàng tạp hoá của Alibaba đẩy mạnh kế hoạch IPO (22/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật