Thứ Hai, 24/04/2023 15:55

Nhịp đập Thị trường 24/04: Trong thế giằng co

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1.55 điểm (-0.15%), xuống 1,041.36 điểm; HNX-Index giảm 0.16 điểm (-0.08%), xuống 206.76 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 395 mã giảm và 326 mã tăng. Rổ VN30 phân hóa mạnh với 14 mã tăng, 14 mã giảm và 2 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường ghi nhận ở mức trung bình. Cụ thể, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 556 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 9.1 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 61.9 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 828 tỷ đồng.

Sau khi nhen nhóm sắc xanh từ cuối phiên sáng, VN-Index mất dần động lực và giao dịch giằng co với biên độ hẹp trong phiên chiều khi bị sắc đỏ của MSNGAS lấn át. Kết phiên, riêng GAS (-2.41%) và MSN (-4.06%) đã lấy đi hơn 2 điểm của chỉ số, bên cạnh đó sự điều chỉnh của các mã BID, VNM, MWG cũng khiến VN-Index gặp khó. Ở chiều ngược lại, trụ đỡ của thị trường có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu dòng bank như TCB, VCB, CTGMBB.

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự trước sự giằng co của các mã BAB (-2.86%), NTP (-2.58%), DDG (-10%) ở chiều giảm và KSV (+5.38%), KSF (+2%), PVI (+1.02%) ở chiều tăng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh sau thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ từ 24/04. Theo đó, Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đồng thời phải đáp ứng được các quy định. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2024.

Kết thúc phiên, sắc xanh nhẹ ghi nhận tại nhiều mã dòng bank như TPB (+1.33%), VCB (+0.46%), VIB (+0.74%), VPB (+0.26%), CTG (+1.05%)… Trái lại, áp lực điều chỉnh xuất hiện tại các mã ACB (-0.21%), BID (-1.13%), HDB (-0.27%), NVB (-0.72%)…

Giao dịch sôi động được ghi nhận tại nhóm ngành dịch vụ tư vấn hỗ trợ với sắc tím của các mã VLA (+9.92%), TV2 (+6.96%) và KPF (+6.89%).

Sắc xanh cũng lan tỏa đến các cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe, nhiều mã có mức tăng mạnh trên 3% như DBD, DCL, DHG, DHT, PMC.

Ngược lại, các ngành bán lẻ, chế biến thủy sản, nông lâm ngư, tiện tích, thực phẩm đồ uống… ghi nhận sắc đỏ trên diện rộng.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng tổng cộng 259 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó HPGMSB là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 716 triệu đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.

Phiên sáng: Lấy lại sắc xanh

Sau giai đoạn giằng co của phiên sáng, VN-Index tạm nghỉ với kết quả tăng 2.2 điểm, chạm mức 1,045.11 điểm; HNX-Index tăng 0.93 điểm, đạt 207.85 điểm. Toàn thị trường tạm nghiêng về bên mua với 335 mã tăng và 297 mã giảm. Rổ VN30 cũng tương tự khi sắc xanh thắng thế với 16 mã tăng, 3 mã đứng giá và 11 mã giảm.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 304 triệu đơn vị, với giá trị gần 4.7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 31 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 432 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, MSN, VICMWG đang là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi gần 1 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, TCB, VPBMBB là những mã có tác động tích cực nhất và đã bù gần 1.5 điểm của chỉ số.

Về nhóm ngành, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có phiên giao dịch đầu tuần khá lạc quan. Trong đó, nổi bật có thể kể tới cổ phiếu đầu ngành TV2 đang tăng trần, các mã khác trong ngành đều có mức tăng ấn tượng như KPF (+6.44%), TV4(+7.14%), VNC (+9.4%).

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 24/04. Nguồn: VietstockFinance

Kết phiên sáng, hai sắc xanh đỏ đang khá cân bằng khi nhìn vào tổng thể các ngành. Trong đó, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đang là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 5.8%. Ở chiều ngược lại, sản xuất thiết bị, máy móc là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 1.49%

Khối ngoại mua hơn 215 tỷ đồng trên sàn HOSE với khối lượng mua nhiều nhất đang là cổ phiếu MSB. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 0.2 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở cổ phiếu PVS.

10h30: Lực bán chi phối thị trường

Tâm lý thị trường diễn biến phức tạp khiến chỉ số biến động mạnh và biến động dưới mức tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index giảm gần 2 điểm, HNX-Index cũng tăng nhẹ tăng nhẹ gần 1 điểm.

MWG đứng đầu trong những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN30-Index khi lấy đi hơn 0.9 điểm. Theo sau là MSN kéo xuống gần 0.8 điểm của chỉ số. Ngược lại, TPB, VRE, VHM giao dịch tích cực nhưng mức đóng góp không quá lớn, lần lượt góp hơn 0.2 điểm.

Sắc đỏ gần như bao trùm tất cả nhóm ngành. Ngành bán lẻ đang chịu lực bán mạnh nhất như MWG giảm hơn 2%, VGC, CTF giảm gần 1%, FRT giảm gần 2%, HAX giảm hơn 3%...

Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế hơn cả ở nhóm ngân hàng với VCB, VPB, BID giảm nhẹ dưới 1%, TCB, ACB, MBB giao dịch quanh tham chiếu, EIB giảm hơn 1%...

So với đầu phiên, bên bán đang chiếm ưu thế hơn. Số mã giảm đang là 341 mã và số mã tăng là 224 mã.

Mở cửa: Các chỉ số chính giao dịch trái chiều

Các chỉ số thị trường khởi đầu tuần mới trái chiều nhau. VN-Index hiện đang giảm gần 0.8 điểm, giao dịch quanh mức 1,042 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0.48 điểm, giao dịch quanh mức 207.4 điểm.

Bên bán đang chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 15 mã giảm, 10 mã tăng và 5 mã đứng giá. Trong đó, VRE, VHM đang đang dẫn đầu trong rổ VN30. Ở chiều ngược lại, MWG đang là mã giảm giá mạnh nhất.

Về nhóm ngành, nhóm chăm sóc sức khỏe đang có phiên giao dịch tương đối tích cực so với thị trường chung khi cổ phiếu đầu ngành DHG đang có mức tăng ấn tượng 4.15%, nhiều cổ phiếu khác cũng tăng mạnh như DHT (+4.1%), DBD (+3.61%).

Trong khi đó, bán lẻ đang là ngành giảm mạnh nhất, các mã như MWG, VGC, FRT đều đang điều chỉnh trong sắc đỏ.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 21/04/2023: Sự giằng co vẫn chưa kết thúc (20/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 21/04/2023: Sức ép vẫn chưa được gỡ bỏ (20/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 21/04/2023: Nhà đầu tư hạn chế giao dịch trong ngắn hạn (20/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 24-28/04/2023: Triển vọng ngắn hạn vẫn “mù mịt” (23/04/2023)

>   Vietstock Weekly 24-28/04/2023: Lo ngại về mẫu hình Head & Shoulders (23/04/2023)

>   Chứng khoán Tuần 17-21/04/2023: Áp lực bán tăng cao (21/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 24-28/04/2023: Dòng tiền tiếp tục e ngại vào phái sinh? (22/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 21/04: VN-Index giảm hơn 6 điểm (21/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 20/04: Hồi về vị trí cũ (20/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 20/04/2023: Áp lực bán tăng trở lại? (19/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật