Thứ Năm, 20/04/2023 15:49

Nhịp đập Thị trường 20/04: Hồi về vị trí cũ

VN-Index sớm có diễn biến hồi trở lại khi bước vào phiên chiều, vọt lên trên tham chiếu chỉ sau chừng 40 phút giao dịch, nhưng sau đó lại rơi nhanh về sát mức thấp nhất trong phiên sát lúc 14h. May mắn thay, chỉ số lại hồi phục thêm 1 lần nữa, với kịch bản tương tự như lần trước đó. Chỉ có điều đến cuối đợt ATC, chỉ số lại rơi về gần tham chiếu.

Tổng kết cuối ngày, VN-Index chỉ tăng gần 0.3 điểm so với chiều qua, và sàn HOSE có gần 50% số lượng cổ phiếu tăng giá. Dù vậy, 2 nhóm ngành lớn trên sàn HOSE là ngân hàng và BĐS đã quay trở lại vị thế khá tích cực, vốn tưởng như đã biến mất vào cuối phiên sáng. Nhiều nhóm ngành nhỏ cũng giữ được sắc xanh trên diện rộng. Tuy nhiên 1 số nhóm ngành lớn khác như chứng khoán, thực phẩm, sắt thép, xây dựng, điện… lại không hồi phục như các nhóm ngành trên.

Chứa đựng nhiều cổ phiếu có khả năng tác động mạnh lên VN-Index, nhưng chỉ số nhóm VN30 lại không chạy theo kịp chỉ số chính, mà giảm 2.5 điểm vào cuối ngày. Điều đáng nói là chỉ số nhóm này giảm, nhưng tương quan tăng – giảm giá trong nhóm là rất cân bằng, với 14 mã tăng và 13 giảm giá. Có thể suy luận rằng, bất chấp tính năng capping trong chỉ số, trong nhóm giảm giá có nhiều các mã trọng số vốn hóa khủng như VPB, NVL, MSN, VJC… Ở nhóm tăng giá, VHM, BIDCTG đã xanh trở lại, nhưng những mã trọng số lớn khác như GAS, SAB thì lại có mức tăng rất nhẹ, giảm hẳn động lực thúc đẩy chỉ số. BVH vẫn là mã tăng khá nhất, nhưng mức tăng chưa đến 2%.

Khối ngoại đẩy mạnh mua vào trong phiên chiều, dẫn tới vị thế mua ròng hơn 50 tỷ đồng vào cuối ngày. Nhưng mã được khối ngoại ưu tiên mua vào trong phiên chiều có thể kể đến HPG, SHB, STB, VRE, EIB, HDBACBMWG không có giao dịch nào ngoài 1 số deal khớp nội khối trong phiên sáng. Ngược lại, GMD tiếp tục bị bán ròng, bên cạnh đó có thêm SSI, LPB, MSN … và cả GAS, dù mức bán ròng thấp.

BIDCTG sáng đỏ nhưng chiều xanh, mà VCB thì không. Cổ phiếu hàng đầu ngành ngân hàng này vẫn giảm 200 đồng vào cuối ngày, dù mở cửa ban sáng đã sớm tăng giá. Dù vậy, nhóm này trên sàn HOSE vẫn có thể coi là khá tích cực với 9 trên 17 mã tăng giá, so với chỉ 6 giảm giá, vị thế này được coi là đảo ngược so với cuối phiên sáng.

Tương tự ngân hàng, nhóm BĐS cũng kịp quay về với sắc xanh trên diện rộng, dù đa phần chỉ là tăng giá nhẹ. NLG vẫn là số ít mã tăng suốt cả phiên sáng lẫn chiều, dù mức tăng không lớn. Ngược lại có NDN, giữ được đà tăng hơn 9%, hay NTL, cổ phiếu này bắt đầu tăng khi bước vào phiên chiều chừng 30 phút, nhưng đà tăng kéo đến cuối ngày và đóng cửa NTL tăng trần 6,9%. Ở các mã đầu tàu, VHM đã tăng nhẹ trở lại, VICVRE quay lại tham chiếu, nhưng NVL, PDR… vẫn giữ nguyên sắc đỏ.          

Đồng dạng với VN-Index, nhưng HNX-Index có mức nền cao hơn, do đó đạt mức tăng cuối ngày là 0.4%. Thậm chí nhóm largecap sàn này có số cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo, trong đó nổi bật lên là NTP, BAB, MBS… Điểm trừ lớn nhất là ở KSFPVS, cổ phiếu vốn được kỳ vọng rất nhiều trong nhóm dầu khí.

Đồng dạng với VN-Index được khoảng 30 phút, chỉ số UPCoM-Index bất ngờ đổ nhào suốt từ đó về cuối ngày, đâm lủng đường tham chiếu trong những phút cuối cùng. Thông thường khi chứng kiến những diễn biến bất ngờ kiểu đó, NĐT sẽ liên tưởng đến VNZ, nhưng không, cổ phiếu này vẫn tăng 3,75%. Không ít Large Cap khác trên sàn UPCoM vẫn tăng giá như ACV, MSR, SNZ… hay VGT, cũng như không có Large Cap nào giảm sâu. Giảm mạnh như VEF hay BSR cũng chừng 2%. Nói chúng khá khó hiểu với diễn biến của chỉ số sàn UPCoM.

Trong các nhóm vốn hóa nhỏ và vừa, dệt may có thể coi là 1 trong những nhóm nổi bật nhất trong phiên chiều. Dù đã có khá nhiều cổ phiếu tăng từ sáng, nhưng đến chiều ngay cả những mã đó cũng tăng mạnh hơn, ví dụ như GIL, PPH, STK, VGG, TNG hay VGTTNG sáng sớm nay đã có tin được khối ngoại đầu tư, có lẽ vì thế mà tăng mạnh từ sớm, tuy nhiên những mã khác nói trên tăng giá, có lẽ có liên quan đến BCTC Q1.

Phiên chiều không hề có diễn biến đẹp nào cho cổ phiếu dầu khí nhà PVN. Thậm chí đến cuối phiên, GAS chỉ còn tăng 400 đồng, là mức tăng thấp nhất trong cả ngày. Hàng loạt tên tuổi khác trong giai đành này vẫn ngập trong sắc đỏ, vốn có từ ban sáng, như BSR, POW, PVB, PVD, PVS, PVT, DPM

Phiên sáng: Large Cap kéo VN-Index giảm nhanh 

Đà tăng trên VN-Index tưởng chừng được kéo bền vững hồi giữa phiên, không ngờ lại quay đầu giảm nhanh sau đó. Chỉ số đã chọc thủng tham chiếu trước 11g và kết thúc phiên sáng với mức giảm gần 2 điểm. Diễn biến trên chỉ số nhóm VN30 còn tệ hơn nữa khi giảm gần 4 điểm với 18 mã giảm giá. Tuy nhiên 2 chỉ số sàn HNX và Upcom may mắn khi còn giữ được sắc xanh, nhất là UPCoM-Index còn tiếp tục tìm đỉnh cao trong ngày.

Thị trường tiếp tục đón nhận thông tin về BCTC Q1/2023 với không ít nơi có lợi nhuận suy giảm, nhưng hầu hết là công ty nhỏ và vừa. trong khi đó, VN-Index giảm nhanh kể từ giữa phiên lại do không ít các cổ phiếu lớn.

Nhóm Vn30 có tới 18 cổ phiếu giảm giá, so với chỉ 5 mã tăng giá là SAB, STB, BVH, FPTGAS. Trong 5 mã này, chỉ có SABGAS tăng ổn định trong phiên, 3 mã còn lại cũng có dấu hiệu lùi dần về tham chiếu trong nửa sau phiên sáng nay. Ở số giảm giá kia, mạnh nhất là PDR, VPB, VRE, NVLCTG, đều giảm trên 1%. Không ít cổ phiếu trong nhóm này đã giảm sâu thêm kể từ giữa phiên, qua đó góp phần kéo tụt chỉ số.

Nhiều nhóm ngành lớn trên HOSE đã chuyển sang trạng thái tiêu cực kể từ giữa phiên, bao gồm ngân hàng, BĐS, chứng khoán, điện, xây dựng hay dầu khí. Tuy vậy vẫn có khá nhiều nhóm ngành nhỏ hơn giữ được sắc xanh như vận tải hành khách, giấy, bia, may mặc, nông dược và hóa chất, thủy sản… Tổng thể sàn HOSE, số lượng cổ phiếu giảm giá đã tăng nhiều, nhưng chưa chiếm quá bán, ngược lại số cổ phiếu tăng giá chỉ còn chiếm trên 30%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng ở đây.

Khối ngoại đang bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, nhưng tính theo giá trị thì chỉ khoảng 15-16 tỷ đồng. Trên Large Cap, khá nhiều mã được mua ròng chứ không phải bán, ví dụ như EIB, STB, HPG, NLG… trong khi ngược lại, bán ròng đáng kể chỉ có GMD hay LPB.

Nhóm ngân hàng đóng góp khá nhiều cổ phiếu suy giảm hoặc mất đà tăng kể từ giữa phiên, qua đó kéo tụt các chỉ số quan trọng, ví dụ như VPB, CTG, MSB, MBB... cũng có 1 số mã khác giảm giá chỉ trong vài phút cuối như ACB, BID, TPB

Đỡ hơn 1 chút so với ngân hàng, nhưng BĐS cũng mất khá nhiều sắc xanh vào cuối phiên sáng. Trong số largecap ở nhóm này, chỉ còn có NLG là tăng giá khá tốt. Các đầu tàu như VHM, VIC, VRE, NVL đều giữ nguyên sắc đỏ, PDR còn giảm sâu hơn về cuối phiên. Nhiều tên tuổi khác cũng đổi qua chọn màu đỏ như DIG, LDG, SCR, SJS

GAS giữ được đà tăng gần 1.5%, CNG hay DCM cũng giữ được đà tăng nhẹ, nhưng đa số cổ phiếu khác cùng nhóm dầu khí nhà PVN đều giảm giá. Ngoài những cái tên đã được xướng lên giữa phiên, đến cuối phiên còn có thêm OIL, PGS, PVT, PVB

Cũng chịu ảnh hưởng từ VN-Index, tuy nhiên trước khi dừng phiên sáng vài phút, chỉ số UPCoM-Index đã tăng mạnh trở lại, thậm chí lên mức cao nhất trong phiên, nhờ diễn biến từ … VNZ. Cổ phiếu này chỉ đóng góp 2 deal khớp sau 11g15, nhưng cả 2 deal đều tăng trên 2% và có lẽ cũng góp phần không nhỏ đẩy chỉ số.

VHC được đẩy mạnh mua vào sau 11h15, qua đó giúp cổ phiếu này tăng 2.2% khi phiên sáng kết thúc. Tuy nhiên giao dịch này có vẻ không tác động mấy đến những mã khác trong cùng ngành, dù những mã này vẫn tăng giá nhẹ trong cả phiên sáng như ANV, IDI, hay “mới nổi” như CMX, FMC

10h30: Niềm lạc quan đang dần quay trở lại?

VN-Index tăng trở lại sau hơn 30 phút đầu thăm dò, và số cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE đã vượt quá 50%, trong khi số giảm giá vẫn ở dưới 30%. Các nhóm ngành lớn đều có sự cải thiện đáng kể, bao gồm BĐS, sắt thép, thực phẩm, bán lẻ, chứng khoán…. Tuy nhiên chỉ số nhóm VN30 lại đang chạy yếu hơn hẳn so với VN-Index, và chỉ nhỉnh hơn tham chiếu 1 chút.

Nhóm BĐS trên HOSE đang hiện diện ngày 1 nhiều sắc xanh, nhưng chủ yếu vẫn là các công ty vừa và nhỏ và mức tăng bình quân chỉ khoảng 1%. Trong số này, tăng mạnh hơn cả thuộc về HAR, HQC, NVT, NTL, NLG… Ở các mã vốn hóa lớn,  VHM vẫn giảm 200 đồng, NVL -150 đồng và VRE -50 đồng.

Số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng giá trên sàn HOSE đã nhiều hơn so với đầu phiên, tuy nhiên hầu hết là ở các ngân hàng vừa và nhỏ như LPB, TPB, ACB, HDB, SHBMBB là ngân hàng gốc nhà nước nhưng đã tăng giá ngay từ sớm và duy trì đến lúc này, ngược lại 3 đại gia gốc nhà nước khác là VCB, CTGBID vẫn giảm giá. Cổ phiếu VPB thì đang giảm hơn 1% dù gần đây tích cực đưa tin trên truyền thông.

Diễn biến 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đang nổi lên theo cùng nhịp với VN-Index. Trên nhóm Large Cap 2 sàn này, nhìn chung là đang khá tích cực, với số mã tăng giá nhiều hơn hẳn số giảm giá, nhất là trên UPCoM đang nổi lên MSR, VTP, LTGACV, còn trên HNXNTP, BAB, KSF.

GAS đang tăng trở lại gần 1,6% và dường như nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN cũng lấy lại nhiều sắc xanh so với đầu phiên, ví dụ như CNG, PVG, POW… dù chưa thực sự nổi bật. ngược lại 1 số mã có kỳ vọng tích cực gần đây như BSR, PVS hay PVD lại đang giảm giá nhẹ.

Nếu như chiều qua nhóm cổ phiếu phân phối hàng công nghệ đồng loạt tăng mạnh, thì sáng nay đã sớm đỏ. Đến lúc này chỉ có PSD đứng giá, còn MWG, FRTDGW đều giảm hết.

Cổ phiếu hãng taxi truyền thống là VNS bất ngờ tăng trần sáng nay, bất chấp nổi lo xe điện GSM có thể sẽ sớm có mặt ở Tp.HCM.

VN-Index mở cửa gần như đứng yên

VN-Index mở cửa gần như không thay đổi so với cuối chiều qua, với mức tăng chừng nửa điểm. Sàn HOSE có số cổ phiếu mở cửa tăng giá nhiều hơn số giảm giá 1 chút, nhưng không chiếm quá bán. Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM trước đó còn giảm nhẹ, nhưng cũng xanh trở lại khi HOSE mở cửa. Có vẻ như thị trường tiếp tục chờ thông tin hỗ trợ.

Hầu hết các nhóm ngành lớn trên sàn HOSE mở cửa trong cả 3 sắc xanh, đỏ và vàng, bao gồm cả ngân hàng, BĐS, xây dựng, bán lẻ, thực phẩm, dầu khí, sắt thép…, trong đó 1 số nhóm có số cổ phiếu tăng giá nhỉnh hơn số giảm giá, nhưng không chiếm quá bán. Ở các nhóm nhỏ hơn, đa phần cũng phân hóa hoặc chưa có giao dịch, ngoại trừ số ít nhóm nổi bật hơn 1 chút như lâm sản, giấy, may mặc, thủy sản, nhựa & cao su, ô tô…

Nhóm VN30 có chừng 10 cổ phiếu tăng giá khi mở cửa, số mã giảm ít hơn, còn lại nhiều màu vàng. Trong số những cổ phiếu tăng giá đó, không có mã nào tăng hơn 1%, tăng mạnh nhất cũng chỉ là SAB (+0.8%).

Nhóm BĐS có vẻ như tiếp tục trạng thái chờ đợi dù gần đây có không ít thông tin hỗ trợ. Các đại gia hàng đầu như VRE, NVL mở cửa đứng tại tham chiếu, VHM chỉ tăng 100 đồng. tuy nhiên sắc xanh đã hiện diện nhiều hơn ở nhóm nhỏ hơn ngay hoặc chỉ sau ATO chừng 1-2 phút, bao gồm DIG, DXG, HDC, KDH, NLG, NTL

ACVMSR đang là 2 Large Cap nổi bật nhất trên UPCoM, nhất là MSR với mức tăng tới gần 15%. Tuy nhiên số Large Cap còn lại hầu như đứng giá, hoặc tăng giảm rất nhẹ nhàng.

Dệt may đang có khá nhiều sắc xanh trên cả 3 sàn, trong đó có thể kể tên GIL, VGG, STK, VGT, MSH… riêng TNG đang tăng tới hơn 5%.

Thủy sản cũng đang có nhiều mã tăng giá sau ATO, cả đầu tàu VHC và các tên tuổi khác như ANV, IDI, MPC

KDC chỉ tăng hơn 1% sau khi ra tin muốn thâu tóm công ty sở hữu sản phẩm bánh bao Thọ Phát (rất nổi tiếng ở Sài Gòn). Có lẽ mức đầu tư 25% chưa đủ để KDC ghi nhận hợp nhất vào tăng trưởng chung của tập đoàn?

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 20/04/2023: Áp lực bán tăng trở lại? (19/04/2023)

>   Vietstock Daily 20/04/2023: Sẽ còn bi quan (19/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 20/04/2023: Chờ đợi tín hiệu ngày đáo hạn phái sinh (19/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 19/04: VN-Index rơi khỏi ngưỡng 1,050 điểm (19/04/2023)

>   Vietstock Daily 19/04/2023: Dòng tiền thông minh rút ra, thị trường khó bứt phá (18/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 19/04/2023: Tâm lý giằng co chi phối thị trường (18/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 19/04/2023: Tâm lý thận trọng tiếp tục chi phối (18/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 18/04: Cổ phiếu chứng khoán bật tăng, VN-Index kết phiên trong sắc xanh (18/04/2023)

>   Vietstock Daily 18/04/2023: Sự bi quan chưa dừng lại (17/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 18/04/2023: Tâm lý thận trọng tăng cao (17/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật