Thứ Năm, 13/04/2023 11:28

DỊCH VỤ

Chuyển mình để dẫn đầu, Sacombank “thần tốc” mở rộng thị phần bằng chiến lược số hóa toàn diện

Sacombank hiện đang có hơn 15 triệu khách hàng, trong đó hơn 50% là “khách hàng số” với những yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Lượng khách hàng mới tăng lên mỗi ngày và thành quả ấy đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Sacombank với những chiến lược dài hơi nhằm nâng cấp toàn diện sản phẩm, chất lượng dịch vụ,… đem đến những giá trị tối ưu nhất cho khách hàng.

Sacombank không ngừng kiện toàn nội lực, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất

Nhắc đến chuyển đổi số, Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong và hiện đã, đang gặt hái được nhiều “quả ngọt”. Nỗ lực chiếm lĩnh, mở rộng thị phần của nhà băng này còn đặt trong bối cảnh Sacombank “gánh trên vai” trách nhiệm xử lý khối nợ xấu “khổng lồ” theo Đề án tái cơ cấu từ năm 2017 đến nay.

Những chỉ số kinh doanh và xử lý nợ “ngoạn mục”

Năm 2022 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau COVID-19 nhưng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Trong bối cảnh này, ngành ngân hàng tiếp tục nỗ lực để đóng góp vào thành quả tăng trưởng kinh tế và Sacombank cũng tiếp tục hành trình vừa tái cơ cấu, vừa thiết lập những nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển, chinh phục khách hàng.

Sacombank có quy mô tăng trưởng hoạt động liên tục qua các năm, so với 2021, tổng tài sản của Sacombank đạt 591,908 tỷ đồng, tăng 13.6%. Trong bối cảnh phải dành nguồn lực để hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế, Sacombank vẫn kiểm soát tốt chi phí để bảo đảm lợi nhuận tích cực. Năm 2022, lợi nhuận trước trích lập chi phí Đề án đạt 19,940 tỷ đồng, tạo điều kiện xử lý 13,601 tỷ đồng tồn đọng tài chính.

Đi sâu hơn vào kết quả kinh doanh, Sacombank cho thấy khả năng tăng trưởng bền vững và linh hoạt để phù hợp với diễn biến thị trường. Trong đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 6,339 tỷ đồng (tăng 44.1%), được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng tốt, đạt 438,753 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Chất lượng và cơ cấu tín dụng theo phân khúc được cải thiện tốt, chủ yếu giải ngân phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh (tăng 13.2%), chiếm đến 68.7% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Tỷ trọng cho vay bất động sản được chú trọng kiểm soát giảm xuống còn 20.4%, trong đó tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản 8.2% và tiêu dùng bất động sản 12.2%.

Thu nhập ngoài lãi của Sacombank là một điểm sáng tích cực, đặc biệt thu dịch vụ tăng 19.6% so với cùng kỳ, đạt gần 5.2 nghìn tỷ đồng với đa dạng loại phí. Trong đó, thu từ dịch vụ thẻ tăng 52.6%, thu từ dịch vụ bảo hiểm tăng 54.8%,… Lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối đạt 1,062 tỷ (tăng 44.1%), đây là lợi nhuận kỷ lục của nhà băng này và thuộc top các ngân hàng đạt con số này trên thị trường Việt Nam.

Chặng đường từ 2017 đến nay của Sacombank, còn phải nhắc tới nỗ lực thu hồi và xử lý nợ xấu trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn. Năm 2022 tiếp tục đánh dấu cột mốc ấn tượng trong lộ trình Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank đã thu hồi, xử lý 15,886 tỷ đồng, lũy kế nợ đã xử lý trong giai đoạn 6 năm qua lên tới 87,877 tỷ đồng, trong đó nợ thuộc Đề án đạt 70,315 tỷ đồng. Nhờ đó, nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc Đề án giảm 72.8%, giảm tỷ trọng trong tổng tài sản chỉ còn 4.3%.

Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng sự quyết liệt trong thu hồi, xử lý nợ xấu giai đoạn 2017 - 2022, dự kiến, năm 2023 là năm về đích Đề án Tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập do Chính phủ phê duyệt” - đại diện Sacombank tin tưởng.

Bứt phá với chiến lược số hóa và không ngừng đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Theo đó, chiến lược chuyển đổi số tại Sacombank được triển khai mạnh mẽ thông qua 4 yếu tố cốt lõi: Hạ tầng công nghệ; Giải pháp số hóa toàn diện; Sản phẩm - dịch vụ số; Con người và tư duy số. Mỗi yếu tố là một trụ cột vững chắc và đều được Sacombank đầu tư bài bản về cả chất và lượng, đều lấy sự tiện ích của khách hàng là mục tiêu để triển khai.

“Hệ sinh thái” sản phẩm dịch vụ đa dạng, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng là điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh của Sacombank

Đến nay, Sacombank tự hào là một trong những tổ chức đi đầu trong hoạt động chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, nhằm mang đến những điểm “chạm” thật sự khác biệt trong hành trình khám phá, chinh phục hàng triệu khách hàng của mình.

Trong giai đoạn 5 năm (2018 - 2022), Sacombank đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng trên kênh số. Đến nay, 50% khách hàng của nhà băng này là “khách hàng số” - đây là hệ khách hàng tăng trưởng trên kênh số, sử dụng các dịch vụ ngân hàng số như Internet Banking, Mobile Banking, Sacombank Pay.

Số lượng giao dịch trên kênh số của nhà băng này tăng trưởng gấp 5 lần trong giai đoạn 2018 - 2022, tăng trưởng bình quân 43%. Riêng năm 2022, 97% giao dịch tại Sacombank là các giao dịch số.

Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, việc tạo niềm tin, giữ chân và thu hút khách hàng qua những sản phẩm dịch vụ chất lượng cũng là điểm cộng lớn của Sacombank. Các dịch vụ ngân hàng số của Sacombank đã thực sự lấy khách hàng làm trọng tâm, ngày càng đi sâu vào nhu cầu và thực tế sử dụng của người dùng. Ra mắt từ 2018, đến nay, Sacombank Pay đã thu hút hơn 4 triệu người dùng, đặt “nền móng” cho các sản phẩm tài chính tích hợp trên thị trường thanh toán số sau này.

Riêng trong năm 2022, Sacombank liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tiên phong như cho ra mắt 2 dòng thẻ mới tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên cùng 1 chip là Napas Combe Card và Mastercard Only One; kết nối thanh toán với Google Wallet; hợp tác thanh toán QR Thái Lan - Việt Nam; hợp tác với các đối tác fintech như Zalo, VNPT Money cung cấp dịch vụ mở tài khoản trực tuyến…

Ở mảng chấp nhận thẻ, doanh số giao dịch thẻ năm 2022 Sacombank đạt gần 6.4 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2021. Trong đó, mảng thanh toán trực tuyến dẫn đầu thị trường về doanh số chấp nhận thẻ trong nước. Ngoài hệ thống POS lên đến 170,000 máy trên toàn quốc thì Sacombank còn tiên phong trong việc triển khai các phương thức thanh toán hiện đại khác như Tap to Phone, NFC, QR Code, Samsung Pay hay Google Pay.

Những “quả ngọt” trên là thành quả từ sự kiên định trong chiến lược số hóa và không ngừng đổi mới sáng tạo trong hoạt động vận hành và kinh doanh.

“Với lợi thế từ việc chuyển đổi số từ sớm đã giúp Sacombank bứt phá về tốc độ đổi mới sáng tạo, cải tiến, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có, nhưng cũng đồng thời mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính mới được thiết kế riêng với hàm lượng công nghệ cao dành cho từng nhóm khách hàng” - đại diện lãnh đạo Sacombank chia sẻ.

Chờ sự bứt phá tiếp theo bằng ngân hàng hợp kênh Omnichannel

Nếu trước đây, các chi nhánh, phòng giao dịch là “bộ nhận diện” của ngân hàng và là nơi duy nhất các ngân hàng có thể tương tác, giao tiếp với khách hàng. Hiện nay, khi các kênh giao tiếp số đã trở nên quen thuộc và phổ biến thì ngân hàng hợp kênh (Omnichannel) sẽ trở thành một nhu cầu tất yếu và bắt buộc trên hành trình chuyển đổi số của các ngân hàng, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Sự kiện ký kết triển khai nền tảng Ngân hàng số Hợp kênh (Omnichannel) giữa Sacombank và liên danh Temenos – HiPT vào tháng 11/2022

Theo một số chuyên gia ngân hàng, hợp kênh là phương thức cho phép ngân hàng tạo ra trải nghiệm đồng bộ và liền mạch cho khách hàng trên rất nhiều kênh giao tiếp khác nhau (Internet Banking, Mobile Banking, ATM, quầy giao dịch,…) trên nền tảng quản lý toàn diện dựa trên dữ liệu.

Không nằm ngoài xu hướng này, tháng 11/2022, Sacombank đã ký kết hợp tác với liên danh Temenos - HiPT trong việc triển khai Nền tảng Ngân hàng Hợp kênh (Omnichannel), đây sẽ là tiền đề để Sacombank hoàn thiện quá trình chuyển đổi số của mình, tăng tốc chiếm lĩnh thị phần và bứt phá về kết quả kinh doanh.

Kỳ vọng kết quả kinh doanh vượt bậc, trở lại top dẫn đầu sau tái cơ cấu thành công

Với sự hồi phục tích cực của nền kinh tế cùng khả năng thích ứng linh hoạt bằng các sáng kiến chuyển đổi số, Sacombank dự kiến lợi nhuận năm 2023 sẽ tăng trưởng 50% lên 9,500 tỷ đồng.

Ngoài ra, các chỉ số về tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ tín dụng đều được nhà băng này dự kiến tăng trưởng từ 11%-12%, Sacombank sẽ trình cổ đông thông qua các chỉ số tài chính trên vào kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới, tổ chức ngày 25/4.

Sacombank đã sẵn sàng bứt phá về trăng trưởng trong năm 2023 và những năm tiếp theo dựa trên nền tảng chuyển đổi số. Tầm nhìn đến năm 2026, Sacombank đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và của cả khu vực ba nước Đông Dương”, đại diện Sacombank chia sẻ.

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyên gia: Nên mở rộng đối tượng thụ hưởng gói 120.000 tỷ đồng (13/04/2023)

>   ĐHĐCĐ ACB: Tăng trưởng tín dụng quý 1 giảm nhẹ, lợi nhuận 5,120 tỷ đồng (13/04/2023)

>   Lienvietpostbank tài trợ hơn 700 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê-tông công nghệ cao Xuân Thiện Nam Định (12/04/2023)

>   SeABank giảm lãi suất tối đa 1%/năm, hỗ trợ khách hàng cá nhân tiếp cận vốn vay ưu đãi (12/04/2023)

>   Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện, SHB hướng mục tiêu hiệu quả Top đầu hệ thống (12/04/2023)

>   Lựa chọn ngược dòng để hỗ trợ tăng trưởng (11/04/2023)

>   Gần 90% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng dương (11/04/2023)

>   Thứ trưởng Bộ Công an: Triệt phá 6 nhóm cưỡng đoạt tài sản "núp bóng" các công ty tài chính (10/04/2023)

>   SeABank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2023 hơn 5,633 tỷ đồng, tăng 11% (11/04/2023)

>   NCB đặt mục tiêu quy mô khách hàng 2023 đạt 1 triệu khách hàng  (10/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật