VHC - Mua khi giá xuống dưới mức 50,600 đồng
Triển vọng tăng trưởng ngành thủy sản là tương đối lạc quan trong dài hạn. Tuy nhiên, những khó khăn từ cuối năm 2022 sẽ còn tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm 2023, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản nói chung và CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) nói riêng.
Kết quả xuất khẩu năm 2022 rất tích cực
Kết thúc năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc gần 11 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử của ngành hàng này. Với con số trên, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới. Theo VASEP dự đoán, nếu tình hình đơn hàng tích cực trở lại vào cuối quý 01/2023 thì tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể đạt được 10 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2016-2023F
(Đvt: Tỷ USD)
Nguồn: VASEP
Giá nguyên liệu đầu vào vẫn giữ ở mức cao
Giá nguyên liệu đầu vào, dù chững lại, vẫn neo ở mức cao. Trong thời gian tới, người viết nhận định giá nguyên liệu đầu vào có thể sụt giảm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này là không đáng kể khi mặt bằng giá thức ăn chăn nuôi vẫn khá lớn.
Cá tra thịt trắng nguyên liệu (Đồng Tháp, loại 0.7-0.8kg/con)
(Đvt: Đồng/Kg)
Nguồn: VASEP
Kỳ vọng động lực từ thị trường Trung Quốc
Hiện tại, thủy sản Việt Nam đã có thị phần tại các địa phương nhập khẩu lớn như Sơn Đông, Quảng Đông, Thượng Hải, Liêu Ninh, Phúc Kiến, Bắc Kinh và Thiên Tân. Các địa phương này hiện chiếm tỷ lệ 87% nhập khẩu của Trung Quốc.
Sau 3 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào năm 2023 và kim ngạch nhập khẩu nhiều chủng loại sẽ đạt mức cao mới. Với thị trường tiêu thụ thủy sản khổng lồ của Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ duy trì tốt vào năm 2023.
Trong tương lai, các sản phẩm cá đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, theo sản phẩm chính, 2018-2022
(Đvt: Triệu USD)
Nguồn: VASEP
Thị trường Mỹ đối mặt với những thách thức lớn kể từ nửa sau của năm 2022 đến nay do lạm phát dai dẳng và hàng tồn kho của nhà bán lẻ tăng cao, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động xuất khẩu. Diễn biến tiêu cực này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong nửa đầu năm 2023.
Doanh nghiệp đầu ngành
VHC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra. Công ty có lợi thế về nguồn cung nguyên liệu do nằm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, là một thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Đồ thị so sánh các doanh nghiệp thủy sản lớn tại Việt Nam
Nguồn: VietstockFinance
Kết quả kinh doanh năm 2022 tăng trưởng ấn tượng
Năm 2022, VHC thu về 13,239 tỷ đồng doanh thu, tăng 46.22% so với năm 2021. Tuy nhiên, tính theo tháng, doanh thu của doanh nghiệp lại liên tiếp giảm trong những tháng cuối năm 2022, khi lạm phát thế giới đang ở mức cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang quý 1/2023.
Kết quả kinh doanh của VHC giai đoạn 2019-2022
(Đvt: Tỷ đồng)
Doanh thu theo tháng của VHC
(Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Sức khỏe tài chính tốt
Dù nợ vay ngắn hạn của Doanh nghiệp đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Dựa trên thang xếp hạng rủi ro tài chính của Standard & Poor's, các chỉ số của VHC đang duy trì ở mức Minimal (mức rủi ro rất thấp).
Nhà đầu tư có thể yên tâm về độ an toàn của doanh nghiệp này.
Nguồn: VietstockFinance
Định giá doanh nghiệp
Người viết dùng phương pháp Market Multiple Models kết hợp với DCF (RIM) với tỷ trọng tương đương. Mức giá hợp lý của VHC là 72,287 đồng. Như vậy, nhà đầu tư có thể đưa VHC vào diện theo dõi và mua vào nếu giá rơi xuống dưới 50,600 (tương đương mức chiết khấu khoảng 30% so với giá trị định giá).
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|