Thứ Năm, 16/03/2023 21:35

Quyết đưa dự án Gang thép Thái Nguyên 'đắp chiếu' 15 năm hoạt động lại

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã làm việc với doanh nghiệp trong và ngoài nước để tháo gỡ khó khăn cho dự án Gang thép Thái Nguyên.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết sau chuyến khảo sát, làm việc tại Dự án Tisco 2 của Thủ tướng vào tháng 7/2022, Ủy ban đã chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNsteel) và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) trao đổi với Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) tổ chức đàm phán để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm các tranh chấp/vướng mắc của Hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói).

Theo đó, đại diện Tập đoàn MCC khẳng định rất quan tâm đến Dự án Tisco 2 và sẽ tiến hành đánh giá lại tình trạng trang thiết bị tại hiện trường đồng thời cần số liệu để xây dựng dự án mới.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã nhất trí để Tisco 2 làm việc trực tiếp và cung cấp các số liệu cần thiết cho MCC phục vụ việc xây dựng dự án mới. Ủy ban đã có những chỉ đạo cụ thể tới SCIC, VNsteel phối hợp cùng MCC để đạt hiệu quả.

gang thép thái nguyên ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự "sốt ruột" khi thấy nhiều hạng mục của dự án đang bỏ hoang. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn cũng đã có buổi gặp gỡ và làm việc trực tiếp với phía Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ điều phối với các cơ quan chức năng của Trung Quốc trong việc tạo điều kiện cho MCC tổ chức Đoàn công tác sang Việt Nam để đàm phán về các vấn đề liên quan của Dự án Tisco 2.

Đoàn công tác sẽ có những buổi tiếp xúc và làm việc với Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước (Sasac) và MCC trong các ngày 17 và 18/3 để đàm phán một số nội dung liên quan đến Dự án Tisco 2, đồng thời làm rõ quan điểm của các bên hướng đến mục tiêu sớm đưa dự án hoạt động trở lại.

Dự án Tisco 2 là dự án đầu tư trọng điểm do Tisco làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công ngày 29/9/2007 với tổng mức đầu tư ban đầu 3.800 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn đang trong tình trạng dở dang do những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC.

Thanh Thương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù cho 5.000 MW điện mặt trời áp mái (16/03/2023)

>   Bộ Công thương phản hồi kiến nghị của 36 nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời (16/03/2023)

>   Khởi tố thêm 01 cán bộ đại sứ quán và 08 bị can trong vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao (15/03/2023)

>   Bị ‘tố’ ra quy định điện gió, điện mặt trời như đánh đố, Bộ Công Thương nói gì? (15/03/2023)

>   Lượng khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm bằng 50% cả năm 2022 (15/03/2023)

>   Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023: Vingroup, Sun Group và BRG kiến nghị gì? (15/03/2023)

>   Thủ tướng thành lập 5 Tổ công tác để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (15/03/2023)

>   36 doanh nghiệp tố cơ chế giá điện mặt trời, điện gió 'bất cập về pháp lý' (14/03/2023)

>   Hai tháng đầu năm, TP.HCM chưa giải ngân được 1% vốn đầu tư công (14/03/2023)

>   Việt Nam gặp 'đối thủ' nặng ký trong cạnh tranh đón khách Trung Quốc (14/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật