Nhiều gã khổng lồ cân nhắc mua lại danh mục cho vay của SVB
Những gã khổng lồ trong ngành đầu tư vốn tư nhân đang cân nhắc mua lại danh mục cho vay của Silicon Valley Bank (SVB) sau khi ngân hàng này sụp đổ trong tuần trước.
Blackstone Group, Apollo Global Management, KKR, Ares Management và Carlyle Group đang nằm trong nhóm các công ty xem xét danh mục cho vay trị giá 74 tỷ USD của SVB để mua lại những phần có thể phù hợp với danh mục tín dụng của họ, dựa trên nguồn tin thân cận từ Financial Times.
SVB bị giới chức Mỹ buộc đóng cửa vào ngày 10/03 sau khi người gửi tiền đổ xô rút vốn. FDIC và các cố vấn đang cân nhắc bán toàn bộ SVB hoặc bán tài sản hoặc các mảng kinh doanh của SVB.
Sự quan tâm của các nhóm quỹ đầu tư tư nhân xuất hiện khi họ thâm nhập vào các mảng cho vay vốn thường do các ngân hàng chi phối.
Với khối tài sản đang quản lý lên tới 550 tỷ USD, Apollo đang tích cực xem xét danh mục cho vay của SVB để tìm những phần có thể phù hợp với đơn vị tín dụng của mình.
“Cơ hội của chúng tôi là tiếp tục làm cầu nối cho nhà đầu tư với các trái phiếu loại đầu tư (investment-grade), nhưng cơ hội có lợi suất an toàn từ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, còn để duy trì tính đa dạng trong danh mục”, Marc Rowan, Tổng Giám đốc và nhà đồng sáng lập của Apollo, nói với Financial Times.
Marc Rowan, Tổng Giám đốc và nhà đồng sáng lập của Apollo
|
Đơn vị tín dụng quản lý khối tài sản 246 tỷ USD của Blackstone cũng đang cân nhắc việc mua một số khoản cho vay lớn của SVB mà họ cho là đã đáo hạn và có quy mô phù hợp. Họ cũng có thể cân nhắc mua toàn bộ danh mục cho vay, dựa trên nguồn tin thân cận.
Bộ phận giải pháp quỹ phòng hộ của Blackstone (đang quản lý 80 tỷ USD tài sản thay cho các nhà đầu tư tổ chức) có thể xem xét mua một phần tài sản của SVB. Blackstone không quan tâm đến việc mua toàn bộ ngân hàng. Apollo cũng không muốn mua lại toàn bộ SVB.
KKR, Carlyle và Ares cũng đã bắt đầu nghiên cứu việc mua tài sản cho vay từ SVB, dựa trên nguồn tin thân cận.
Sau sự vụ của SVB, các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase và Citigroup nhận được hàng loạt yêu cầu chuyển vốn từ các ngân hàng nhỏ sang ngân hàng của họ. Ông Rowan cho biết ông thấy thật “mỉa mai” khi các ngân hàng lớn sẵn sàng hưởng lợi sau khi luật cải cách Dodd-Frank, vốn ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, được thiết kế để giảm thiểu mức độ tập trung của ngành.
* Dân Mỹ chuyển sang gửi ngân hàng lớn, Bank of America có thêm 15 tỷ USD tiền gửi trong vài ngày
Vũ Hạo (Theo Financial Times)
FILI
|