Nhà bán khống Michael Burry: “SVB đã quá kiêu ngạo và tham lam, chấp nhận rủi ro ngớ ngẩn”
Sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB), nhà bán khống Michael Burry đã dẫn ra điểm tương đồng của SVB và cú sụp năm 2000, 2008.
Michael Burry bỗng trở nên nổi như cồn và thu về hàng đống tài sản nhờ bán khống chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Đây là giao dịch được huyền thoại hóa thành tác phẩm “The Big Short” của Michael Lewis và đã được dựng thành phim.
Ông hiện đang điều hành quỹ Scion Asset Management.
|
Ông tweet rằng “kiêu ngạo và tham lam” là điểm chung của các cú sụp và con người “chấp nhận rủi ro quá ngớ ngẩn và thất bại”. Sau đó, các nhà hoạch định chính sách phải “in tiền” để khắc phục vấn đề, ông nói..
Trong 1 dòng tweet ngày 14/03, ông Michael Burry cho rằng cuộc khủng hoảng tại SVB có thể được giải quyết rất nhanh chóng. “Tôi không nhận thấy mối nguy thật sự nào ở đây”, ông Burry cho biết.
Ông Burry sau đó đã xóa hai dòng tweet này – một điều ông thường làm từ trước đến nay.
Nhà đầu tư huyền thoại này nổi tiếng trên Twitter vì ông hay nhận định về những rủi ro sắp xảy ra với thị trường và nền kinh tế. Gần đây, ông cảnh báo lạm phát sẽ lại tăng vọt và kêu gọi các nhà giao dịch bán trước cuộc họp tháng 2 của Fed.
Michael Burry
|
Nhận định gần nhất của ông xoay quanh sự sụp đổ của SVB và tác động lan truyền tới các ngân hàng khác. Signature Bank cũng bị đóng cửa và cổ phiếu của các ngân hàng địa phương tụt dốc trong ngày 13/03.
Các nhà hoạch định chính sách cũng ra sức giảm thiểu thiệt hại từ SVB. Fed, FDIC và Bộ Tài chính Mỹ ra tay đảm bảo cho tất cả người gửi tiền, đồng thời cung cấp thêm vốn cho các ngân hàng đang gặp rắc rối.
"Ai là người chịu trách nhiệm ở đây? Tôi nghĩ đó là lòng tham và sự hám lợi từ lâu đã cắm rễ ở Thung lũng Silicon. Và giờ họ phải trả giá cho điều này", ông Keith Fitz-Gerald, người đứng đầu Fitz-Gerald Group, nhận định.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FILI
|