Thứ Hai, 06/03/2023 08:14

Ngân hàng phát mãi nhiều lần, đại hạ giá bất động sản vẫn... ế

Nhiều bất động sản do ngân hàng rao bán hàng chục lần vẫn chưa có người mua. Thậm chí, nhiều ngân hàng giảm giá mạnh nhưng bất động sản vẫn “ế”.

Cuối tháng 2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo đấu giá tài sản khoản nợ được thế chấp bằng đất của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bắc Giang. Đây là lần rao thứ 14 của ngân hàng về bất động sản tại Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9, TPHCM của công ty này. Theo đó, giá khởi điểm lần này hơn 235 tỷ đồng.

Mới đây, BIDV cũng thông báo bán đấu giá lần thứ 7 đối với một loạt đất bất động sản của công ty Thành Vinh. Theo đó, các tài sản được ngân hàng này chào bán gồm quyền sử dụng của 4 thửa đất (diện tích 132,1m2/thửa) tại Quy Nhơn và tài sản gắn liền với đất gồm nhà xưởng cùng các cơ sở hạ tầng liên quan. Giá khởi điểm là hơn 3,53 tỷ đồng, giảm gần 30% so với lần đầu ngân hàng này rao bán.

Bất động sản phát mại "ế" dù đã hạ giá nhiều lần.

Ngân hàng này cũng thông báo đấu giá tài sản chủ yếu là đất của Công ty Cổ phần Lisemco tại Hải Phòng với giá khởi điểm hơn 57,7 tỷ đồng.

Ngày 2/3, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) - Chi nhánh Bắc Phú Thọ thông báo lần thứ 18 đấu giá khoản nợ Công ty Cổ phần Giấy BBP. Theo đó, toàn bộ tài sản gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xe và 2 quyền sử dụng đất có diện tích 31.867 m2 (Phù Ninh, Phú Thọ). Giá khởi điểm hơn 64 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 24/2, VietinBank Bắc Sài Gòn thông báo lần 2 bán khoản nợ Công ty CP Tấn Lộc giá trị 45,5 tỷ đồng; VietinBank Chi nhánh Quận 10 TPHCM xử lý bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH xây dựng - sản xuất - thương mại xuất nhập khẩu Tân Âu Cơ hơn 126 tỷ đồng.

Ngân hàng Agribank tiếp tục rao bán lần thứ 4 đối với hai tài sản gồm quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quận Bình Tân, TPHCM. Mức giá khởi điểm của 2 tài sản này hơn 63 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với lần rao bán đầu tiên hồi giữa năm 2021.

Không chỉ 2 ngân hàng kể trên, nhiều ngân hàng khác như TPbank, VietcomBank, MB, Sacombank,... cũng đang rao bán hàng loạt tài sản bảo đảm là bất động sản. Trong đó, không ít giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được chào bán nhiều lần nhưng chưa có người mua.

Thống kê, khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng hiện nay là bất động sản. Do đó, nhà đất thường là tài sản được các ngân hàng đem ra phát mại nhiều nhất. Tuy nhiên, việc thanh lý không phải lúc nào cũng diễn ra dễ dàng.

Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, trước đây bất động sản phát mại khó lọt ra ngoài cho người dân vì có đội chuyên mua gom. Thế nhưng, thị trường bất động sản gặp khó về thanh khoản, thậm chí khó vay ngân hàng nên kể cả "món ngon" phát mại cũng không còn hấp dẫn trong thời điểm.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Giá USD trượt dốc (05/03/2023)

>   Đầu tháng 3, lãi suất tiền gửi đồng loạt giảm sâu (07/03/2023)

>   SHB dành tặng phái đẹp nhiều ưu đãi hấp dẫn nhân ngày 8/3 (04/03/2023)

>   Lãi suất cao chót vót: Doanh nghiệp ngắc ngoải (04/03/2023)

>   Big 4 ngân hàng sẽ triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng (03/03/2023)

>   Thông tin mới về gói 120.000 tỷ đồng sắp 'rót' vào bất động sản (03/03/2023)

>   Cho vay nhanh 24h tại Vietbank (03/03/2023)

>   83% doanh nghiệp đang gặp khó vì lãi suất cao, khó tiếp cận vốn (03/03/2023)

>   Cổ phiếu ngân hàng nhỏ lội ngược dòng trong tháng 2 (03/03/2023)

>   Khi cổ tức tiền mặt trở lại ngân hàng… (08/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật